Tiến Sĩ Thực trạng nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm 4 quận Hà Nội và hiệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN iii
    LỜI CẢM ƠN iv
    MỤC LỤC . v
    DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT . ix
    DANH MỤC BẢNG . xi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . xiii
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1 3
    TỔNG QUAN
    . 3
    1.1. Một số khái niệm 3
    1.2. Tình hình hoạt động mua bán dâm trên thế giới và Việt nam 4
    1.3. Các căn nguyên của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục 5
    1.4. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm 7
    1.4.1. Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm 7
    1.4.2. Đặc điểm và các hành vi nguy cơ của phụ nữ bán dâm 13
    1.4.3. Liên quan giữa các hành vi và nhiễm HIV/STI . 18
    1.5. Các biện pháp can thiệp làm giảm nhiễm HIV/STI . 20
    1.5.1. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD trên thế giới . 20
    1.5.2. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD tại Việt Nam . 24
    1.6. Một số đặc điểm về thành phố Hà nội . 29

    CHƯƠNG 2 . 33
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    . 33
    2.1. Đối tượng . 33
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 33
    2.3. Thiêt kế nghiên cứu 34
    2.3.1. Cỡ mẫu 34
    2.3.2. Phương pháp chọn mẫu: 35
    2.4. Các bước tiến hành điều tra 37
    2.5. Các xét nghiệm được sử dụng . 40
    2.5.1. Các xét nghiệm đã được sử dụng 40
    2.5.2. Nguyên lý và cách tiến hành của các xét nghiệm được ứng dụng 41
    2.6. Các chỉ số nghiên cứu . 44
    2.7. Biện pháp can thiệp 47
    2.8. Nhập và phân tích số liệu . 50
    2.9. Hạn chế sai số . 50
    2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 51
    2.11. Hạn chế của nghiên cứu 52

    CHƯƠNG 3 55
    KẾT QUẢ
    . 55
    3.1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005-2006 . 55
    3.1.1. Một số thông tin cá nhân của PNBD trước can thiệp . 55
    3.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV và STI của PNBD tại Hà nội 2005-2006 56
    3.1.3. Các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và STI của PNBD tại 4 quận Hà Nội năm 2005 -2006 . 61
    3.2. Hiệu quả của mô hình can thiệp lên hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HIV/STI của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2010 . 80
    3.2.1. Tỷ lệ PNBD tiếp cận với các chương trình can thiệp . 80
    3.2.2. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI 81
    3.2.3. Sự thay đổi về thái độ xử trí khi nhiễm STI . 82
    3.2.4. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy . 84
    3.2.5. Sự thay đổi về hành vi dùng bao cao su . 85
    3.2.6. Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI 87

    CHƯƠNG 4 90
    BÀN LUẬN 90
    4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội năm 2005-2006 90
    4.1.1. Các đặc trưng cơ bản của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 90
    4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV và một số STI của PNBD ở Hà nội năm 2005-2006 . 93
    4.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong nhóm PNBD ở Hà nội năm 2005 - 2006 . 98
    4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV/STI của phụ nữ bán dâm ở ở Hà Nội năm 2005-2010 109
    4.2.1. Tiếp cận với các hoạt động can thiệp giảm tác hại . 109
    4.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với hiểu biết về HIV/STI . 110
    4.2.3. Hiệu quả can thiệp lên hành vi SDMT 111
    4.2.4. Hiệu quả can thiệp lên hành vi sử dụng bao cao su 112
    4.2.5. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm HIV . 115
    4.2.6. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm STI . 116
    KẾT LUẬN . 120
    KHUYẾN NGHỊ 122
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 123
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) trong đó có HIV là một trong các vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện có trên 34 triệu người nhiễm HIV còn sống và hàng năm toàn cầu có khoảng 340 triệu trường hợp mắc các STI bao gồm lậu, giang mai, Chlamydia và trùng roi [126]. Tất cả các nhiễm trùng lây qua đường tình dục bao gồm cả nhiễm trùng có loét hoặc chỉ có viêm đều làm tăng lây nhiễm HIV. Các STI có loét có nguy cơ làm tăng lây nhiễm HIV tới 300 lần nếu có quan hệ tình dục không an toàn [71].
    Cho đến nay, đại dịch HIV đã lan rộng ra toàn thế giới trong đó khu vực cận Sahara chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nhiễm HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, là căn nguyên gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ tuổi từ 15-49. Đại dịch HIV là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững của toàn thế giới. Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục là gánh nặng lớn về kinh tế cũng như về vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia cũng như kinh tế của từng gia đình. Ở các nước đang phát triển, các bệnh này và biến chứng của chúng là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu khiến người dân đi khám bệnh [83]. Để có thể đối phó với dịch HIV và STI, cần có sự kết hợp chặt chẽ của mọi quốc gia, mọi cộng đồng, mọi cá nhân và mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt [123].
    Hoạt động mua bán dâm đóng một vai trò rất to lớn trong lây truyền HIV/STI và phòng chống HIV/STI hiệu quả cho nhóm này là một chiến lược then chốt trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV [114].

    Ở Việt Nam, đại dịch HIV đang lan rộng. Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, trong đó chương trình quản lý và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục là một trong các chương trình hành động của chiến lược. Chiến lược cũng nêu rõ cần tăng cường việc quản lý và tư vấn về các STI cho các đối tượng có nguy cơ cao [44]. Để giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, các nghiên cứu về dịch tễ học HIV/STI cũng như các can thiệp trong nhóm phụ nữ bán dâm là rất cần thiết. Tại Hà Nội, có một số nghiên cứu về tình hình nhiễm HIV/STI trên đối tượng phụ nữ bán dâm đã được thực hiện, nhưng chưa có nghiên cứu có can thiệp nào được tiến hành trong nhóm phụ nữ bán dâm tại cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”.
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chứng minh cho giả thiết: “tỷ lệ nhiễm HIV và STI trên phụ nữ bán dâm tại cộng đồng ở 4 quận nội thành Hà Nội khá cao” và “Các biện pháp can thiệp giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, tăng hiểu biết về HIV/ STI và giảm các hành vi nguy cơ cao của phụ nữ bán dâm tại 4 quận nội thành Hà Nội”
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả tình trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005- 2006.
    2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại Hà nội giai đoạn 2005-2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...