Thạc Sĩ Thực trạng nhiễm HIV/STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1.CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦNG TỘC VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ . 4
    1.1.1. Khái niệm chủng tộc 4
    1.1.2. Dân tộc, tộc người và dân tộc thiểu số 5
    1.1.3. Các nhóm dân tộc thiểu số và đặc điểm dân tộc Dao tại Việt Nam 6
    1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
    THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM . 9
    1.2.1. Trên thế giới 9
    1.2.2. Tại Việt Nam . 12
    1.3.NGUY CƠ NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
    THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM . 16
    1.3.1. Trên thế giới 16
    1.3.2. Tại Việt Nam . 19
    1.4.CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STI TRONG NHÓM DÂN
    TỘC THIỂU SỐ . 32
    1.4.1. Trên thế giới 32
    1.4.2. Tại Việt Nam . 34
    1.5.TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI TẠI YÊN BÁI . 40
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 45
    2.2.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 45
    2.3.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 45
    2.4.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 46
    2.5.CỠ MẪU NGHIÊN CỨU . 46
    2.6.PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 47
    2.7.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP . 47
    2.7.1. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp . 49
    2.7.2. Chương trình truyền thông thay đổi hành vi và giảm phân biệt kỳ thị . 51
    2.7.3. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện . 56
    2.7.4. Chương trình khám và quản lý các nhiễm trùng STI . 58
    2.7.5. Chương trình cấp phát bao cao su . 59
    2.8.CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU . 60
    2.9.CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU . 61
    2.10.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU . 61
    2.10.1. Thu thập số liệu thứ cấp . 61
    2.10.2. Điều tra thu thập số liệu . 61
    2.11.LẤY MẪU MÁU VÀ XÉT NGHIỆM 62
    Xét nghiệm HIV 63
    Xét nghiệm giang mai . 63
    2.12.PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU . 63
    Nhập số liệu 63
    Phân tích số liệu 64
    Phân tích đa biến . 64
    Phân tích chỉ số hiệu quả . 64
    2.13.ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU . 65
    2.14.SAI SỐ NGHIÊN CỨU . 656
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 67
    3.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 67
    3.2.THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
    NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 71
    3.2.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI 71
    3.2.2. Thực trạng về kiến thức và nhận thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI 75
    3.2.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS . 77
    3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của đối tượng nghiên cứu 78
    3.2.5. Các nguồn cung cấp thông tin và hỗ trợ phòng lây nhiễm HIV/STI 87
    3.2.6. Hành vi QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình 88
    3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCS với các loại bạn tình 90
    3.2.8. Hành vi sử dụng ma túy . 92
    3.3.
    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
    HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 20062012 .93
    3.3.1. Các hoạt động chương trình phòng chống HIV/AIDS thực hiện tại địa bàn nghiêncứu năm 2006 . 93
    3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STtại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2006-2012 94
    3.3.3. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ trong phòng lây nhiễm HIV . 98
    3.3.4. Hiệu quả thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV 101
    3.3.5. Hiệu quả thay đổi trong tỷ lệ nhiễm HIV/STI . 103
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 106
    4.1.THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
    NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 . 106
    4.1.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI 106
    4.1.2. Thực trạng kiến thức và nhận thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI 106
    4.1.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS . 114
    4.1.4. Thực trạng về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI 116
    4.2.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
    HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 20062012 119
    4.2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp 119
    4.2.2. Hiệu quả can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI 120
    4.3.HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 127
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN . 130
    5.1.THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
    NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 130
    5.2.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
    HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 20062012 130
    CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ . 132
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu.
    Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS
    (UNAIDS), tính đến cuối năm 2012, toàn thế giới có khoảng 35,3 triệu người nhiễm
    HIV, trong đó 2,3 triệu người nhiễm mới, 1,6 triệu người chết vì AIDS. Mỗi ngày
    trôi qua, có 14.000 trường hợp nhiễm (trong đó có 2.000 trẻ em) và 95% các trường
    hợp nhiễm mới xảy ra ở các nước đang phát triển và gần 1% số người nhiễm HIV
    còn sống nằm trong độ tuổi từ 15-49 [123].
    Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, đến tháng 12/2013,
    lũy tích các trường hợp nhiễm HIV còn sống được báo cáo trên toàn quốc là
    197.335 người (48.720 trường hợp tiến triển thành AIDS còn sống và 52.325 người
    đã chết vì AIDS). Trong năm 2013, cả nước đã phát hiện 14.125 trường hợp nhiễm
    HIV mới, trong đó có 6.432 bệnh nhân AIDS và 2.413 trường hợp tử vong do AIDS
    [21]. Dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện nhiễm
    cao nhất được phát hiện trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao chính, đó là những
    người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và nam quan hệ tình
    dục đồng giới (QHTDĐG). Nguy cơ lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường
    tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục. Người nhiễm HIV tập trung chủ yếu trong
    nhóm đối tượng từ 15-49 tuổi, trong đó nhóm 20-39 tuổi chiếm đến 79%. Phần lớn
    người nhiễm HIV là nam giới (trên 80%). Theo kết quả ước tính dự báo nhiễm
    HIV/AIDS giai đoạn 2007-2012, tỷ suất nam nữ nhiễm HIV đã giảm từ 3 lần năm
    2007 xuống còn 2,6 lần năm 2012 do việc lây nhiễm HIV từ nam giới sang vợ, bạn
    tình của họ [20]. Cho đến nay dịch đã lan ra với quy mô toàn quốc và đã có mặt ở
    63 tỉnh/thành phố, phân bố trên 97% quận/huyện và trên 70% xã/phường [21].
    Không giống như trước năm 2000, dịch HIV chỉ tập trung chủ yếu ở các khu
    vực thành thị và đô thị lớn, hiện nay đại dịch HIV có mặt gần như mọi vùng miền
    đất nước kể cả những khu vực khó khăn, các thôn bản ở vùng núi cao, vùng sâu
    vùng xa.Phần lớn các tỉnh có tỷ suất người nhiễm HIV cao tập trung ở các tỉnh miền
    núi phía Bắc và các tỉnh biên giới Việt-Lào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, nơi phần lớn người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy.
    Đối với những tỉnh này số trường hợp nhiễm HIV phát hiện được hàng năm tăng
    nhanh từ năm 2005 đến nay trong đối tượng nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm
    và đang có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, đặc biệt vợ con người nghiện chích ma
    túy và khách làng chơi của phụ nữ bán dâm [21].
    Việt Nam hiện có 53 dân tộc thiểu số và vấn đề dân tộc đã được Đảng, nhà
    nước xác định là “vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp
    bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” với chủ trương phát triển toàn diện về mọi
    mặt trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi trong đó có vấn đề về sức khỏe và y tế.
    Đồng bào dân tộc Dao có dân số đông thứ 8 trong nhóm các dân tộc thiểu số, có
    phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng riêng và trong đó có những đặc điểm tiềm ẩn
    nguy cơ về sức khỏe sinh sản và lây truyền các bệnh HIV/STI như phóng khoáng
    trong quan hệ tình dục qua việc quan hệ tình dục sớm và có nhiều bạn tình, vấn đề
    tảo hôn khá phổ biến . Sau một thời gian dài các hoạt động phòng chống
    HIV/AIDS cũng như các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào các
    nhóm nguy cơ cao tại các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS, hiện nay các hoạt động
    phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số đã và đang được xác định là
    một trong các ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt
    Nam. Việc tìm hiểu thực trạng các vấn đề nhiễm HIV/STI, một vấn đề y tế công
    cộng rất cần được quan tâm trong các nhóm dân tộc thiểu số sẽ giúp các nhà lãnh
    đạo, quản lý, nhà chuyên môn trong việc định hướng, lập kế hoạch, hoạch định
    chính sách trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước với các nhóm
    dân tộc thiểu số nói chung và nhóm dân tộc Dao nói riêng.
    Với các lý do này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Thực trạng nhiễm
    HIV/STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc
    Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012" .
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở người dân tộc
    Dao 15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái năm 2006
    2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm HIV/STI ở người dân tộc Dao
    15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2006-2012
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...