Thạc Sĩ Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    HIV/AIDS và bệnh lao là hai vấn đề y tế công cộng quan trọng đã và
    đang được quan tâm trên toàn thế giới. Mặc dù hai bệnh này có tác nhân gây
    bệnh, cơ chế lây truyền cũng như nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau, nhưng
    đã tác động tương tác làm tăng gánh nặng bệnh tật ở nhiều quốc gia trên thế
    giới. HIV đã làm cho chiến lược phòng chống bệnh lao ở nhiều quốc gia bị
    thất bại và ngược lại, bệnh lao là nguyên nhân chính gây tử vong ở nhóm
    người nhiễm HIV [115].
    Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2012 có khoảng
    một phần ba trong số 34 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới bị mắc lao
    [115]. Năm 2011, ước tính 8,7 triệu người mắc bệnh lao và 1,1 triệu người
    (13%) nhiễm HIV mắc lao mới; 1,4 triệu người tử vong vì bệnh lao, trong đó
    ước tính 430.000 triệu người (24%) đồng nhiễm HIV [89], [113]. Bệnh lao
    luôn đồng hành với tình trạng nhiễm HIV, là một trong những bệnh nhiễm
    trùng cơ hội. Trên 30% số người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh lao cao 21
    - 34 lần so với người không nhiễm HIV và gần 50% số người nhiễm
    HIV/AIDS bị chết do lao [71], [115].
    Việt Nam, mặc dù có những cam kết mạnh mẽ và triển khai các chương
    trình dự phòng, nhưng sự lan truyền của HIV vẫn còn phức tạp, nhất là ở các
    nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao. Số liệu thống kê của Bộ Y tế, kể từ
    khi phát hiện trường hợp HIV đầu tiên năm 1990 cho đến 31/12/2012, số
    trường hợp hiện còn sống: nhiễm HIV là 208.866, bệnh nhân AIDS là 59.839
    và đã tử vong do AIDS là 62.183 trường hợp. Số liệu giám sát trọng điểm, tỷ
    lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 13,4% (2011) và 11,6%
    (2012), hiện vẫn là nhóm nguy cơ cao lây truyền HIV [8], [10], [14]. Bên
    cạnh HIV, bệnh lao vẫn còn là gánh nặng về sức khỏe, y tế và xã hội. Theo số
    liệu điều tra của Dự án phòng, chống lao quốc gia, trên 40% dân số Việt Nam
    bị nhiễm lao. Việt Nam xếp thứ 12 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân
    (BN) lao cao nhất thế giới và thứ 14 trong 27 nước có lao đa kháng và siêu
    3
    kháng cao [89]. Hàng năm ước tính có thêm 180.000 BN lao, trong đó có
    khoảng 6.000 BN lao đa kháng và khoảng 7.400 BN HIV/lao. Tuy nhiên
    chúng ta mới chỉ phát hiện được khoảng 60% số BN ước tính trong khoảng
    trên dưới 100.000 BN mỗi năm [3], [6].
    Khu vực Tây Nguyên gồm tỉnh Đắc Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon
    Tum năm 1993 phát hiện 5 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, đến 31/12/2012,
    số trường hợp hiện nhiễm HIV là 3.395 trường hợp, bệnh nhân AIDS là 1.400
    và 765 trường hợp đã tử vong do AIDS. Phân bố HIV trên nhóm NCMT là
    38,2% (2011), 37,6% (2012) phân bố BN lao nhiễm HIV là 3,5% (2011),
    3,4% (2012) [17], [37].
    Đắk Lắk là một tỉnh miền núi cao nguyên trung phần, cũng hội đủ và
    tiềm ẩn các đặc điểm về HIV và bệnh lao trên ngư ời nhiễm HIV. Lũy tích từ
    1993 đến 31/12/2012 ghi nhận số trường hợp nhiễm HIV còn sống được báo
    cáo là 1.520 người, trong đó 623 người chuyển sang AIDS và 351 người đã tử
    vong do AIDS. Phân bố nhiễm HIV trên nhóm đối tượng NCMT là 43,55%,
    BN lao là 3,1% [17], [35].
    Các yếu tố liên quan tới nhiễm HIV và bệnh lao có sự tương tác qua lại
    giữa 2 tình trạng bệnh này. Nhiễm HIV làm cơ thể bị suy giảm miễn dịch, suy
    giảm miễn dịch dễ bị nhiễm và mắc bệnh lao [58], đặc biệt ở các đối tượng có
    nguy cơ cao. Xác định được các yếu tố liên quan là cơ sở khoa học để đưa ra
    bằng chứng cho công tác xây dựng kế hoạch dự phòng và khống chế đại dịch
    HIV/AIDS cũng như bệnh lao phù hợp với bối cảnh của từng địa phương và
    từng quốc gia. Để có được bức tranh tổng thể về hai vấn đề sức khỏe cộng
    cộng, đồng thời với sự can thiệp chủ động, nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử
    vong, điều quan trọng là hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của nhóm đối tượng có
    hành vi nguy cơ cao để đưa ra các biện pháp ưu tiên trong công tác can thiệp
    dự phòng và phòng chống.
    Trên cơ sở những kiến thức khoa học về HIV và bệnh lao mà các chiến
    lược phòng, chống cũng như mô hình can thiệp được áp dụng, nhưng kết quả
    cũng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như nguồn nhân lực, vật lực và sự
    4
    khó khăn trong tiếp cận, cũng như đặc thù riêng của địa phương với nhiều dân
    tộc và trình độ kinh tế còn thấp. Hơn nữa, khu vực Tây Nguyên chưa có
    nghiên cứu nào về HIV/lao trên nhóm NCMT, do vậy nghiên cứu “Thực trạng
    nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở
    nhóm NCMT tại tỉnh Đắk Lắk” được tiến hành với 3 mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) trong nhóm nghiện
    chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk năm 2011.
    2. Mô tả một số yếu tố liên quan đ ến tình trạng đồng nhiễm HIV và lao
    trên nhóm nghiện chích ma túy.
    3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng cộng đồng nhằm hạn chế tình
    trạng nhiễm HIV và lao trên nhóm nghiện chích ma túy giai đoạn 201
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...