Luận Văn Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ Y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một s

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM - 2013
    MỤC LỤC
    Mục Nội dung Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục biểu đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Hệ thống Y học cổ truyền trong nước và ngoài nước 4
    1.1.1. Hệ thống y học cổ truyền ở các nước trên thế giới 4
    1.1.2. Hệ thống Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 10
    1.2. Phân bổ nguồn lực cán bộ y tế của các bệnh viện Y dược cổ truyền
    1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền Việt Nam 19
    1.2.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực y dược cổ truyền Việt Nam
    1.3. Đào tạo và nghiên cứu đào tạo cho Y học cổ truyền Việt Nam 25
    1.3.1. Thực trạng về đào tạo cho cán bộ y dược cổ truyền 25
    1.3.2. Chất lượng nhân lực y tế 28
    1.4. Một số vấn đề về đào tạo liên tục 32
    1.4.1. Quan niệm về đào tạo liên tục 32
    1.4.2. Sự cần thiết về đào tạo liên tục 32
    1.5. Một số nghiên cứu trong nước về nhân lực Y dược cổ truyền
    và đào tạo liên tục cán bộ Y dược cổ truyền 33

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 40
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
    2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 41
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 41
    2.1.4. Phương pháp nghiên cứu mô tả 42
    2.2. Nghiên cứu can thiệp 47
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu can thiệp 47
    2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 47
    2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 48
    2.2.4. Phương pháp nghiên cứu can thiệp 48
    2.3. Phân tích số liệu 57
    2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 57
    2.5. Tổ chức nghiên cứu 59
    2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 59

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Các đặc trưng cá nhân của cán bộ y dược cổ truyền 61
    3.2. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền tại các bệnh viện tỉnh 65
    3.2.1. Cán bộ y dược cổ truyền tại các bệnh viện Y dược cổ truyền tuyến tỉnh 65
    3.2.2. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền theo hạng bệnh viện 69
    3.2.3. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền theo vùng địa lý 73
    3.3. Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dươc cổ truyền tuyến tỉnh
    3.3.1. Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền 79
    3.3.2. Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế theo vùng địa lý 85
    3.4. Bước đầu đánh giá hiệu quả của lớp đào tạo can thiệp nâng cao năng lực cán bộ dược
    3.4.1. Sự cần thiết thực hiện lớp đào tạo 90
    3.4.2. Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ Dược trước và sau khi can thiệp
    3.4.3. Đánh giá hiệu quả cúa lớp tập huấn sau 1 can thiệp 95

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền của các bệnh viện YDCT tuyến tỉnh cho các vùng địa lý khác nhau
    4.1.1. Đặc điểm chung của cán bộ y tế của các bệnh viện y dược tuyến tỉnh
    4.1.2. Phân bố cán bộ y dược cổ truyền theo hạng bệnh viện 98
    4.1.3 Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền theo vùng địa lý 103
    4.2. Nhu cầu đạo tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền tuyến tỉnh
    4.2.1. Thực trạng nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền 106
    4.2.2. Những khó khăn và bất cập trong việc triển khai đào tạo liên tục 110
    4.2.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ y dược cổ truyền tuyến tỉnh 119
    4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả lớp đào tạo can thiệp 121
    4.3.1. Sự cần thiết thực hiện can thiệp 121
    4.3.2. Đánh giá hiệu quả cúa lớp đào tạo sau 1 năm can thiệp 121
    4.3.3. Thực tế việc thực hiện chế biến tại một số bệnh viện điển hình sau can thiệp

    KẾT LUẬN 127
    KIẾN NGHỊ 129
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam có truyền thống lâu đời về y học cổ truyền . Nền y học cổ truyền Việt Nam gắn liền với sự phát triển truyền thống văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, y học cổ truyền Việt Nam đã đúc kết rút được nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Việt Nam là một quốc gia thuộc khối ASEAN được đánh giá là có tiềm năng lớn về y học cổ truyền [13], [19]. Ở một số nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Bangladesh đã đưa y học cổ truyền vào chương trình mục tiêu quốc gia [64], [65], [68]. Bên cạnh đó một số nước đã hoạch định để phát triển y học cổ truyền đưa y học cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia như Ghana bắt đầu đưa y học cổ truyền vào hệ thống bảo hiểm y tế từ năm 2005 [93].
    Trong thời gian vừa qua Đảng, Chính Phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để đẩy mạnh công tác y học cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đó là:
    Ngày 3/11/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/2003/QĐ- TTg về việc phê duyệt chính sách Quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010.
    Trong đó có qui định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bệnh viện đa khoa y học cổ truyền [44].
    Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ các nhiệm vụ từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo là: Đẩy mạnh việc nghiên cứu, thừa kế, bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền thành một chuyên ngành khoa học [12].
    Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng [14] về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp đông y với tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân [1].
    Quyết định 2166/QĐ – BYT ngày 31/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020. Trong đó đưa ra các chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền: - Đến năm 2015: tuyến trung ương đạt 10%; tuyến tỉnh đạt 15%; tuyến huyện đạt 20% và tuyến xã đạt 30%; 100% bệnh viện y dược cổ truyền được đầu tư các thiết bị y tế hiện đại trong chẩn đoán, điều trị theo tiêu chuẩn các hạng bệnh viện của Bộ Y tế [51].
    Tuy nhiên, đến nay chất lượng công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền còn nhiều hạn chế do một số tỉnh chưa có bệnh viện y dược cổ truyền; nhiều tỉnh, bệnh viện y dược cổ truyền tiếp thu cơ sở của bệnh viện đa khoa tỉnh nên cơ sở hạ tầng xuống cấp, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh vừa cũ, lạc hậu lại vừa thiếu. Đội ngũ cán bộ chuyên ngành y dược cổ truyền còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt là thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên sâu. Việc đầu tư nguồn lực cho chuyên ngành y dược cổ truyền chưa được quan tâm đúng mức. Từ những năm 1990, sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp tập trung sang cơ chế thị trường, bên cạnh những cải thiện lớn mà cơ chế này mang lại cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đã xuất hiện nhiều khó khăn do không thích ứng được với cơ chế mới nhất là từ khi có nghị định 43/2006/NĐ-CP trong đó y học cổ truyền tại cơ sở đã bị thu hẹp đáng kể [46]. Để thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về y học cổ truyền, đồng thời để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Y tế ban hành chỉ thị 05/2007/CT-BYT về tăng cường công tác y học cổ truyền tiếp tục khẳng định đường lối phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ là: "Các tỉnh chưa có
    bệnh viện y học cổ truyền khẩn trương xây dựng đề án thành lập bệnh viện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt" [20]. Để có cơ sở phát triển nguồn nhân lực y dược cổ truyền đáp ứng với nhu cầu hiện nay trong chăm sóc sức khỏe nhân dân cả về số lượng và chất lượng thì việc đánh giá mức độ đáp ứng của nhân lực tế, chất lượng đào tạo, nhu cầu đào tạo y dược cổ truyền là vấn đề đang được quan tâm.
    Cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu tổng thể nào về thực trạng nhân lực y dược cổ truyền và nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:
    1- Mô tả sự phân bố cán bộ y tế của các bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh cho các vùng địa lý khác nhau năm 2010 .
    2- Xác định nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền tại các bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh ở các vùng địa lý khác
    nhau năm 2010.
    3- Bước đầu đánh giá kết quả lớp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng chế biến, nhận biết, phân biệt về thuốc y học cổ truyền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...