Luận Văn Thực trạng nhân lực ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG I
    DANH MỤC HÌNH . I
    DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT . II
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN LỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM .5
    1.1 TỔNG QUAN VỀ NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ

    NGUỒN NHÂN LỰC .5

    1.1.1 Nguồn nhân lực .5

    1.1.2 Quản trị nguồn nhân lực .8

    1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 12

    1.2.1 Khái niệm ngành công nghệ phần mềm 12

    1.2.2 Đặc trưng của ngành CNPM 14

    1.3 NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 14

    1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực trong ngành CNPM 14

    1.3.2 Yêu cầu và xu hướng phát triển nguồn nhân lực ngành CNPM .15

    1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ngành CNPM .17

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ

    PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM .20

    2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH CNPM TẠI VIỆT NAM 20

    2.1.1 Quá trình phát triển ngành CNPM Việt Nam .20

    2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành CNPM Việt Nam .21

    2.1.3 Đặc điểm và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành CNPM ở Việt Nam 23
    2.2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNPM TẠI VIỆT NAM .27
    2.2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực ngành CNPM ở Việt Nam .27




    2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực ngành CNPM ở Việt Nam 29

    2.2.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành CNPM ở Việt Nam 30

    2.3 ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNPM VIỆT NAM .39

    2.3.1 Điểm mạnh của nguồn nhân lực ngành CNPM và nguyên nhân 39

    2.3.2 Điểm yếu của nguồn nhân lực ngành CNPM và nguyên nhân .40

    2.3.3 Thuận lợi của nhân lực CNPM Việt Nam và thành tựu đạt được .41

    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ

    PHẦN MỀM TẠI ẤN ĐỘ 45

    3.1 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CNPM Ở ẤN ĐỘ .45

    3.1.1 Quá trình phát triển ngành CNPM Ấn Độ 45

    3.1.2 Đặc điểm và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành CNPM ở Ấn Độ .48
    3.1.3 Mức độ hấp dẫn của thị trường CNPM Ấn Độ .49

    3.1.4 Thành tựu của ngành CNPM ở Ấn Độ 51

    3.2 THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH CNPM TẠI ẤN ĐỘ 53

    3.2.1 Cơ cấu nhân lực ngành CNPM Ấn Độ 53

    3.2.2 Chất lượng nhân lực ngành CNPM ở Ấn Độ 54

    3.2.3 Thực trạng đào tạo nhân lực ngành CNPM ở Ấn Độ .56

    3.2.4 Thực trạng thu hút nhân lực ngành CNPM ở Ấn Độ 60

    3.2.5 Thực trạng sử dụng nhân lực ngành CNPM ở Ấn Độ 61

    3.3 ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNPM TẠI ẤN ĐỘ .63

    3.3.1 Điểm mạnh của nguồn nhân lực ngành CNPM Ấn Độ .63

    3.3.2 Điểm yếu của nguồn nhân lực ngành CNPM Ấn Độ 65

    CHƯƠNG 4. BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA ẤN ĐỘ 67
    4.1 TƯƠNG QUAN VỀ NHÂN LỰC CNPM GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN

    ĐỘ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 67

    4.1.1 So sánh nhân lực ngành CNPM Việt Nam và Ấn Độ 67




    4.1.2 Bài học cho Việt Nam nhằm phát triển nhân lực ngành CNPM từ

    kinh nghiệm của Ấn Độ 69

    4.2 CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNPM VÀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNPM TẠI VIỆT NAM 71
    4.2.1 Định hướng phát triển ngành CNPM Việt Nam 71

    4.2.2 Định hướng phát triển nhân lực ngành CNPM Việt Nam .71

    4.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNPM TẠI VIỆT NAM .72
    4.3.1 Kêu gọi đầu tư nước ngoài đặc biệt là Việt kiều về cả vốn lẫn tri thức .72
    4.2.2 Mở rộng mô hình cao đẳng nghề nhằm tạo nguồn lực gia công

    phần mềm .75

    4.2.3 Sử dụng nhân lực hợp lý cho nghiên cứu và phát triển 76

    4.2.4 Áp dụng, thúc đẩy chuẩn đánh giá đối với nhân lực ngành CNPM78

    4.2.5 Gắn chương trình đào tạo chuyên nghiệp với thực tiễn sử dụng lao

    động .79

    4.2.6 Thúc đẩy môi trường khởi nghiệp công nghệ 81

    4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VIỆT NAM 82
    4.3.1 Đối với Chính phủ .82

    4.3.2 Đối với các trường đào tạo .84

    4.3.3 Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNPM 85

    KẾT LUẬN 87

    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC .


    LỜI MỞ ĐẦU


    Được đánh giá là một trong những lĩnh vực phát triển nhất trên thế giới hiện nay, công nghệ phần mềm (CNPM) hội tụ đầy đủ mọi yếu tố để đại diện cho đỉnh cao tri thức và sự sáng tạo của con người. Ngày nay, phần mềm có mặt ở khắp mọi nơi, hay nói cách khác sản phẩm phần mềm xâm nhập vào hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống con người.
    Nhắc tới CNPM không thể không nhắc tới vai trò của con người như một yếu tố cốt lõi. Khác với những ngành công nghiệp khác đầu vào là những nguyên vật liệu, đầu vào trong ngành CNPM chính là chất xám. Trên thế giới, tùy thuộc vào tình hình phát triển và khả năng nhân lực mà mỗi nước có chiến lược riêng. Trong khi những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh đầu tư vào các sản phẩm hoàn thiện công nghệ cao thì những nước đi sau như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines lại đi theo hướng quy mô nhỏ hơn và chủ yếu là gia công phần mềm cho các nước lớn.
    Tại Việt Nam, CNPM có thể nói là một ngành còn khá non trẻ, chỉ thực sự phát triển trong khoảng hơn chục năm gần đây nhưng ngành đã có những bước tiến nhất định đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước. Trong tương lai, với các yếu tố thuận lợi về con người, điều kiện kinh tế, xã hội, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển ngành CNPM rất lớn. Để phát triển, sự đầu tư đúng đắn nhất chính là yếu tố cốt lõi - chất xám, hay chính là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay, đây lại chính là điểm yếu khiến ngành CNPM Việt Nam vẫn chưa thể bứt phá lên. Nhận thức được vai trò chủ chốt của nguồn nhân lực đối với sự phát triển chung của toàn ngành, nhóm nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu thực trạng nhân lực ngành CNPM với những điểm mạnh, điểm yếu, những tiềm năng, thách thức. Song song đó là sự đối chiếu với Ấn Độ - một nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam nhưng phát triển từ rất sớm, luôn nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành và hiện đang có vị thế vững chắc trong ngành CNPM. Từ đó có thể tìm thấy những giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhân lực ngành CNPM nói riêng và của toàn ngành nói chung tại Việt Nam trong những năm sắp tới khi mà dòng vốn đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
    Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Thực trạng nhân lực ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ phần mềm dựa trên bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ”.
     

    Các file đính kèm:

    • 37.doc
      Kích thước:
      2.1 MB
      Xem:
      0
    • 37.pdf
      Kích thước:
      1,021.3 KB
      Xem:
      0
Đang tải...