Tiểu Luận Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của trẻ em lang thang

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Contents
    LỜI CẢM ƠN 3
    I. Mở đầu. 4
    1.1 Lý do chọn đề tài 4
    1.2 Mục đích. 5
    1.3 Phương pháp tìm hiểu. 5
    II. Cở sở lý luận. 5
    2.1 Hệ thống khái niệm 5
    2.1.1 Khái niệm “Trẻ em”. 5
    2.1.2 Khái niệm “Trẻ em lang thang”. 6
    2.1.3 Khái niệm “Bảo vệ trẻ em”. 7
    2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ em và trẻ em lang thang. 7
    2.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ em nói chung. 7
    2.2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang. 8
    2.3 Nhu cầu của trẻ em và trẻ em lang thang. 9
    2.3.1 Nhu cầu của trẻ em nói chung. 9
    2.3.2 Nhu cầu của trẻ em lang thang. 10
    III. Cơ sở thực tiễn. 11
    3.1 Thực trạng về trẻ em lang thang hiện nay. 11
    2.1.1 Thực trạng của trẻ lang thang tại thành phố Hà Nội: 13
    2.1.2 Thực trạng của trẻ lang thang tại thành phố Hồ Chí Minh. 15
    3.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang. 20
    3.2.1 Nhóm nguyên nhân về kinh tế. 20
    3.2.2 Nhóm nguyên nhân về gia đình. 20
    3.2.3 Nhóm nguyên nhân về xã hội 21
    3.2.4 Các yếu tố về nhân khẩu học. 21
    3.3 Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang. 21
    3.3.1 Đối với bản thân các em 22
    3.3.2 Đối với gia đình có trẻ em lang thang. 23
    3.3.3 Đối với xã hội 23
    4. Một số quan điểm và giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề trẻ em lang thang. 23
    4.1 Một số quan điểm 23
    4.2 Các giải pháp chủ yếu. 24
    4.2.1 Giáo dục gia đình. 24
    4.2.2 Giáo dục nhà trường. 25
    4.2.3 Kinh tế-xã hội 25
    4.2.4 Giải pháp hành chính. 26
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 27
    2. Phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 27
    4.2.5 Đối với nhân viên CTXH 28
    4.2.6 Một số giải pháp khác. 29
    IV. Kết luận. 30
    344372636"Danh mục viết tắt
    32
    1.1 Lý do chọn đề tài
    “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”
    Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm hướng tới mục đích chăm sóc, bảo vệ tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trên rất đề cao khẩu hiệu này.
    Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường khá phát triển, từ sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế-xã hội , đã đưa Việt Nam dần hội nhập với thế giới. Quá trình CNH-HĐH dần phát triển giúp người dân có cuộc sống về tinh thần và vật chất tốt hơn so với trước kia, bộ mặt đời sống người dân đã có những thay đổi tích cực : tỉ lệ đói nghèo ngày càng được giảm bớt, người dân đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực Vì vậy trẻ em ngày càng được sự chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng luôn có những mặt trái của nó. Cũng chính từ quá trình Đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trường không phải ai cũng được hưởng lợi. Đi đôi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các loại hình tệ nạn xã hội ngày càng hình thành nhiều hơn và phát triển theo những chiều hướng phức tạp như chủ nghĩa thực dụng, chạy theo đồng tiền, bỏ rơi con cái, các tệ nạ trộm cắp, ma túy, mại dâm Hơn nữa, tình hình thiên tai , dịch bệnh ngày càng một phát triển.Và đặc biệt là khoảng cách giàu nhiều ngày càng chênh lệch, Khi nông thôn được đô thị hóa thì người dân có nguy cơ thất nghiệp cao, gia đình rơi vào những khủng hoảng dẫn đến nhiều biến động chính vì vậy mà xung đột gia đình xuất hiện cùng với kinh tế gia đình khủng hoảng và khó khăn, tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả cuae những cuộc ly hôn đó là nguyên nhân dẫn tới những đứa trẻ từ có cha mẹ trở thành những đứa trẻ lang thang đường phố. Và do hoàn cảnh gia đình nghèo đói, đã làm cho các em phải đi lao động sớm khi còn rất nhỏ.
    Hiện nay quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, báo động tình trạng TELT, trẻ em đi làm sớm tập trung đông ở các khu công nghiệp, khu đô thị lớn ngày càng tăng. Đó là những nơi phải gánh chịu nạn di dân từ mọi miền đất nước, TELT cơ nhỡ rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động. Do bị bóc lột sức lao động đã làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của các em.
    Chính vì vậy, TELT đã và đang là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Để giúp các em có một mái ấm tình thương và trở về với gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, TELT nói riêng lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó không còn là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ, người thân cuae các em mà còn là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội.
    Với những tư liệu sẵn có, đồng thời bằng phương pháp thu thập và tìm kiếm thông tin, được quan sát những trẻ em đường phố trong một vài chuyến đi ở Hà Nội để nói lên thực trạng TELT hiện nay. Thông qua bài viết này sinh viên muốn tất cả mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng đáng báo động này. Và muốn nhấn mạnh đến vai trò của người nhân viên CTXH. Đồng thời qua bài viết sinh viên cũng kêu gọi mọi người hãy cùng nhau thắp lửa những mảnh đời bất hạnh không nơi nương tựa, hãy tạo ra những nụ cười trên những gương mặt còn non nớt, để một ngày không xa khắp nơi trên đất nước mình không còn tình trạng TELT. “ Hãy lau khô giọt nước mắt bằng trái tim con người Việt Nam”. Đó chính là thông điệp mà sinh viên muốn gửi tới thông qua bài viết này.
    1.2 Mục đích
    Thông qua bài viết này sinh viên mong rằng mọi người sẽ nhìn nhận được tính cấp thiết của vấn đề TELT
    Giúp mọi người hiểu sâu sắc về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của TELT từ đó đưa các phương pháp, kiến nghị để giảm thiểu tình trạng trên, mọi người cần phải làm gì để các em được hưởng các quyền mà chính các em phải được hưởng
    1.3 Phương pháp tìm hiểu
    Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
    Phương pháp quan sát_tìm hiểu, thu thập thông tin: quan sát và tìm hiểu thông tin về thực trạng ở 2 TP đó là chính nơi sinh viên sinh sống TP.Thanh Hóa và TP.Hà Nội (nhân dịp những chuyến đi chơi ngoài đó)
    Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Qua phương pháp này, chúng tôi sẽ phân tích những loại tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, các nghị định, nghị quyết, các chuyên đề liên quan đến đề tài và các số liệu đã công khai
    Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tiến hành tổng hợp tài liệu sau khi đã thu thập được thông tin
    II. Cở sở lý luận
    2.1 Hệ thống khái niệm
    2.1.1 Khái niệm “Trẻ em”
    Khái niệm “Trẻ em“ là một khái niệm bao quát dành cho một bộ phận công dân còn có sự hạn chế nhất định trong năng lực ứng xử và năng lực pháp lý của bản thân.
    Khái niệm “Trẻ em” hiện nay và tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó có sự khác biệt nhất định đối với việc quy định ngưỡng tuổi chính xác của trẻ em ở từng quốc gia, tuy nhiên mọi quan điểm đều thống nhất quan điểm cho rằng trẻ em là đối tượng yếu thế, cần được chăm sóc, bảo vệ và hưởng các quyền lợi tốt nhất để phát triển.
    Theo Công ước quốc tế về quyền Trẻ em (mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký kết tham gia), ngay tại điều 1 đã nêu rõ rằng “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ những trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi vị thành niên thấp hơn”.
    Tại một số quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan có nền kinh tế phát triển ổn định, chú ý nhiều hơn vấn đề an sinh cho con người thì có quy định lớn hơn về mức tuổi trẻ em, cụ thể luật pháp các quốc gia này quy định trẻ em là người dưới 20 tuổi.
    Tại Việt Nam, theo luật BVCS&GDTE sửa đổi năm 2001, điều 1 cũng quy định rằng: “Trẻ em quy định trong luật này là những người công dân dưới 16 tuổi”.
    Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là người trong giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành”.
    Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý-nghiên cứu con người”.
    Nhìn dưới góc độ XHH: “Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”.
    Như vậy tuy mỗi văn bản luật của mỗi quốc gia trong văn kiệt quốc tế dều có sự khác biệt nhất định trong việc quy định tuổi của trẻ em. Nhưng tất cả đều thống nhất cho rằng trẻ em là những người công dân còn nhỏ tuổi, càn được bảo vệ. Cách hiểu này căn cứ từ sự phân tích thực tế, về cả mặt thể chất, tâm sinh lý và sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ của con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành Trong bài viết này, để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội và luật pháp nước ta nên sinh viên xin được quy ước phạm vi tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi.
    2.1.2 Khái niệm “Trẻ em lang thang”
    Theo luật BVCS&GDTE năm 2004 “Trẻ em lang thang là những trẻ em rời bỏ tổ ấm gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định”
    Như vậy, có thể nói trẻ em lang là những trẻ em mà sự nuôi dưỡng của chúng trong gia đình là suy yếu khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia đình được sống bằng cách làm lụng vất vả, trên các đường phố bằng các nghề khác nhau như bán vé số, bán báo, đánh giày và nơi chúng thường tập trung tới là đô thị, thành phố lớn.
    “Trẻ em lang thang” có nghĩa đồng với khái niệm “Trẻ em đường phố” là những trẻ em hàng ngày kiếm sống đơn độc, không được sự nâng đỡ của gia đình. Trên thế giới, người ta thường gọi trẻ em lang thang là trẻ em đường phố, vì dấu hiệu rõ nét để nhận biết số trẻ em này là các em có mặt thường xuyên trên đường phố. Trẻ em đường phố chia thành 3 nhóm:
    - Trẻ em lang thang bỏ hẳn gia đình, không có quan hệ với gia đình. Số trẻ em này bị bỏ rơi hoàn toàn, không gia đình, không người thân phải tự kiếm sống, thời gian chủ yếu lang thang trên đường phố hoặc trên các bãi rác, bến tầu, bến xe
    - Trẻ em lang thang kiếm sống có liên hệ với gia đình, nhưng ít khi về thăm. Đây thường là nhóm có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo để con đi kiếm sống trên đường phố.
    - Trẻ em lang thang nhưng đi cùng gia đình (gia đình từ nông thôn vrrg thành thị), ban ngày chia mỗi người mỗi ngả để kiếm ăn, tối về “đoàn tụ” trên vỉa hè, nhà ga hoặc nhà trọ rẻ tiền. Dưới góc độ di dân, đây là một hình thức di dân tự do từ nông thôn về thành thị.
    Việc làm của trẻ em đường phố tạm thời có thể chia thành 3 nhóm chính:
    - Nhóm trẻ đường phố: gồm các em kiếm sống bằng các nghề trên đường phố như bán sách báo, đánh giầy, bán xổ số, tạp hoá, bán bánh mỳ, bơm xe, bốc vác, rửa bát, thu nhặt phế liệu, ăn xin, v.v
    - Nhóm trẻ lao động là nhóm trẻ làm thuê cho các cửa hàng ăn uống, quán cơm bình dân, làm thuê trong các xưởng sản xuất thủ công.
    - Nhóm trẻ giúp việc gia đình gồm những em (chủ yếu là em gái) làm thuê hay làm người giúp việc trong các gia đình.
    2.1.3 Khái niệm “Bảo vệ trẻ em”
    Thuật ngữ “BVTE”được nhiều tổ chức sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm sau đã được nhiều nhà phân tích chấp nhận và sử dụng như sau: “BVTE là khái niệm chung về công tác phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ và hành động lạm dụng, bóc lột trẻ em” (từ điển Bách Khoa Việt Nam_tập I, trang 641). Nói cách khác thì BVTE chính là thực hiện những hành động để nhằm phòng ngừa và ngăn chặn không để trẻ em bị sao lãng bị lạm dụng hoặc xâm hại, bóc lột cũng như hỗ trợ môi trường an toàn và lành mạnh. Ở hình thức đơn giản nhất của BVTE là đảm bảo cho trẻ em không bị xâm hại.
    BVTE chính là một công tác chung của không chỉ những người có trách nhiệm trực tiếp với các em như cha mẹ, người thân trong gia đình mà nó còn là trách nhiệm xã hội của cộng đồng và nhà nước.
    2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ em và trẻ em lang thang
    2.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ em nói chung
    Trẻ em từ 0->16 tuổi là giai đoạn đã có đầy đủ những đặc điểm tâm lý phát triển lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành và phát triển nhân cách sống, cụ thể là những nhận thức về sau này. Đồng thời, những đặc điểm tâm lý trong lứa tuổi này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình cảm của mỗi người trong các giai đoạn tiếp theo, chúng ta có thể thấy rõ quá trình phát triển tâm lý của trẻ em giai đoạn này, trong những nghiên cứu về tâm lý học lứa tuổi (tâm lý của trẻ em từ 0->16 tuổi). Dưới đây là những đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ em nói chung:
    Trẻ em nói chung trong giai đoạn này đang hình thành và phát triển nhân cách một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu (nhỏ tuổi) tức là trong giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ có nhu cầu được quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần rất lớn. Những nhu cầu về mặt tình cảm gia đình đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này, nó có ý nghĩa đặt nền móng cho những tình cảm xã hội sau này của trẻ. Từ giai đoạn lớn hơn, trẻ em có nhu cầu thể hiện cái “tôi” của mình rất lớn. Trẻ có yêu cầu được mọi người xung quanh chấp nhận những suy nghĩ của mình và coi mình là một người lớn, bắt đầu có khả năng suy xét mọi vấn đề. Đặc biệt, đối với trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, tuổi vị thành niên xuất hiện một sự thay đổi lớn không chỉ trong đặc ddierm sinh lý mà còn cả trong tâm lý của trẻ. Lúc này, nhu cầu tự khẳng định mình của trẻ lớn, tư tưởng độc lập và không muốn chịu sự chi phối của người khác. Trẻ có thể tự làm những gì mà mình muốn, kể cả khi chưa có sự cho phép của người lớn. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, những khả năng nhận thức của trẻ cũng đã phát triển nhanh, trẻ nhận định những sự việc mà mình gặp phải như những người lớn có trách nhiệm thực sự.
    Đó là những đặc điểm tâm lý cơ bản nói chung của trẻ em trong độ tuổi từ 0->16 tuổi. Từ những đặc điểm tâm lý nói chung này mà đặt ra cho những người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ, có cách dạy dỗ phù hợp để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện.
    2.2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang
    TELT là những đứa trẻ thường xuyên kiếm sống hàng ngày trên đường phố bằng những công việc khác nhau, chỗ ăn ở không cố định và hầu như là những việc không được tốt lắm so với những gì mà chúng ta mong muốn ở trẻ.
    Cho dù là trẻ còn sống với gia đình hay không thì trẻ vẫn thiếu đi sự quan tâm và chăm sóc của gia đình đối với trẻ. Sự tổn thương về mặt tinh thần và tình cảm của trẻ là nguyên nhân gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Quan trọng hơn hết là chúng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại.
    Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do và sự tự do đó không giống nhau mà tùy vào từng hoàn cảnh, nguyên nhân của từng trẻ. Thông thường thì TELT không chịu sống trong khuôn khổ và nơi ở cũng sẽ thay đổi theo nhu cầu cuộc sống và công việc, các em thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn với những người lạ mặt.
    Tuy vậy, ở trong tâm trí và bản chất của các em thì thông thường bộc lộ nhiều cách trong các cử chỉ hào hiệp, tương trợ và thông cảm với những người bạn cùng lứa tuổi, cùng cảnh ngộ, cùng hoàn cảnh với nhau. Đặc biệt là các em có tính tự lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng của mình.
    2.3 Nhu cầu của trẻ em và trẻ em lang thang
    2.3.1 Nhu cầu của trẻ em nói chung
    Mọi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều có những nhu cầu nhất định cần được đáp ứng để đảm bảo cho cuộc sống của mình được phát triển đầy đủ và bình thường. Giai đoạn trẻ em từ 0->16 tuổi là giai đoạn đầu trong cuộc đời của mỗi con người.
    Trong giai đoạn này trẻ em đã có những nhu cầu cơ bản tất yếu cần được đáp ứng để đảm bảo cho sự phát triển và đặt tiền đề cho những giai đoạn sau:
    Theo lý thuyết về nhu cầu mà nhà tâm lý học Masllow đã đưa ra trong thế kỷ XVII và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, thì mọi người và đặc biệt là trẻ em dều có những nhu cầu cơ bản sau, cần được đáp ứng ở mức độ nhất định. Đó là những nhu cầu theo các mức thang: Nhu cầu sinh lý và thể chất ( là những nhu cầu về ăn uống, chỗ ở, trang phục cần phải đảm bảo một cách đầy đủ, để mỗi con người có thể tồn tại và phát triển). Nhu cầu an toàn ( nhu cầu được bảo vệ và cần được bảo về: trẻ em phải được bảo vệ tránh mọi sự phân biệt đối xử; được baoe vệ trước các tệ nạn xã hội; được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế, lạm dụng sức lao động; trẻ em cần được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo về an toàn bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ, nhu cầu về những môi trường xung quanh được an toàn, như: gia đình, nhà trường, xã hội ). Nhu cầu giao tiếp hay còn gọi là nhu cầu được thuộc về một nhóm xã hội nhất định (trong đó có gia đình, bạn bè ). Nhu cầu được tôn trọng ( tức là nhu cầu cần được công nhận vị trí, vai trò trong xã hội, được tôn trọng nhân phẩm và những quan điểm, ý kiến của mỗi cá nhân).
    Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: trẻ em cần phải được đảm bảo đầy đủ các nhu cầu trên để có mức sống tốt về thể chất, tâm lý, trí tuệ, đạo đức; được tiếp xúc với các nguồn thông tin cần thiết; được học hành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...