Thạc Sĩ Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 19

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Sự cần thiết của đề tài.
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa, tác dụng to lớn và toàn diện về phương diện KT-XH, song cũng không kém phần khó khăn phức tạp. Để thực hiện CNH, HĐH thành công cần phải có các điều kiện như vốn, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học và công nghệ . . . trong các điều kiện đó, NNL đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
    Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đầu tư cho phát triển NNL được coi là “chìa khoá” của tăng trưởng và phát triển. Vận dụng lý luận đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta chỉ rõ: “ Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi khoa học công nghệ là nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH, HĐH và còn là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững“.
    Giải quyết vấn đề NNL trong quá trình CNH, HĐH bao gồm nhiều vấn đề trong đó có vấn đề đào tạo và sử dụng NNL. Đây là nhiệm vụ chung của cả nước, và của mỗi địa phương.
    Trong thời gian qua Bắc Ninh đã và đang có những cố gắng giải quyết vấn đề đào tạo và sử dụng NNL và đã thu được kết quả nhất định. Song cho đến nay, về cơ cấu, chất lượng NNL của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Để đánh giá đúng thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL thời gian qua ở Bắc Ninh, Học viên chọn đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. Từ đó góp phần định rõ phương hướng và có những giải pháp cụ thể cho hoạt động đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương có hiệu quả hơn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
    -Đánh giá thực trạng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH, thành tựu và hạn chế trong đào tạo và sử dụng NNL hiện nay ở Bắc Ninh;
    -Đề xuất một số giải pháp, chính sách đào tạo và sử dụng NNL có hiệu quả phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong thời gian tới ở Bắc Ninh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    -Luận văn lấy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh làm đối tượng nghiên cứu.
    -Về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ 1997 (khi tái lập tỉnh) đến nay.
    -Trong luận văn này sử dụng khái niệm phát triển NNL theo nghĩa hẹp.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    -Cơ sở lý luận: Lý luận Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các lý thuyết kinh tế hiện đại về NNL, về đào tạo và sử dụng NNL.
    -Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời có sự kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh v.v. trong quá trình nghiên cứu.
    5. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn.
    -Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH.
    -Làm rõ thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH (1997-nay).
    -Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL cho sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh .
    6. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm ba chương như sau:
    Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Chương II. Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (1997- nay).
    Chương III. Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh .


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài. 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 1
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 2
    5. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn. 2
    6. Kết cấu của luận văn. 2
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. 3
    1.1.1. Nguồn nhân lực. 3
    1.1.2. Lực lượng lao động. 3
    1.1.3. Vốn con người 3
    1.1.4. phát triển nguồn nhân lực. 3
    1.1.5. Đào tạo NNL. 3
    1.1.6. Sử dụng NNL. 3
    1.2. Sự cần thiết khách quan của đào tạo và sử dụng NNL đối với quá trình CNH, HĐH. 3
    1.2.1. Sự tác động của đào tạo và sử dụng NNL đối với quá trình CNH, HĐH. 3
    1.2.2. Sự tác động của CNH, HĐH đến đào tạo và sử dụng NNL. 3
    1.3. Nội dung của đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo. 3
    1.3.1. Nội dung của đào tạo NNL. 3
    1.3.2. Nội dung sử dụng NNL được đào tạo. 3
    1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng NNL. 3
    1.4.1. Chính sách và biện pháp về đào tạo NNL. 3
    1.4.2. Nguồn và chất lượng đầu vào của NNL. 3
    1.4.3 Trình độ cơ sở vật chất và khả năng tài chính ở các cơ sở đào tạo. 3
    1.4.4. Trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý. 3
    1.4.5.Chất lượng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trình độ trang thiết bị kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất kinh doanh. 3
    1.4.6. Thị trường lao động. 3
    1.5. Những chỉ tiêu đánh giá về đào tạo và sử dụng NNL. 3
    1.6. Vai trò của đào tạo và sử dụng NNL đối với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. 3
    Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NINH(1997-NAY). 3
    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng NNL của tỉnh Bắc Ninh. 3
    2.2. Chủ trương chính sách của trung ương và địa phương về đào tạo và sử dụng NNL. 3
    2.2.1. Về đào tạo NNL. 3
    2.2.2. Về sử dụng NNL. 3
    2.3. Thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL. 3
    2.3.1. Thực trạng đào tạo NNL. 3
    2.3.1.1. Giáo dục phổ thông, số lượng và chất lượng được nâng cao. 3
    2.3.1.2. Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề. 3
    2.3.2. Thực trạng sử dụng NNL. 3
    2.3.2.1. Về tình hình thu hút và phân bố sử dụng lao động. 3
    2.3.2.2. Việc sử dụng lao động qua đào tạo. 3
    2.3.2.3. Về cơ cấu lao động được sử dụng. 3
    2.3.2.4. Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác đào tạo, sử dụng NNL. 3
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NINH . 3
    3.1. Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL. 3
    3.1.1.Mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. 3
    3.1.2. Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH. 3
    3.1.2.1. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại NNL cả về số lượng, chất lượng cho CNH, HĐH . 3
    3.1.2.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu về NNL qua đào tạo cho các lĩnh vực KT-XH. 3
    3.1.2.3. Phát huy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả NNL, trong đó đặc biệt chú ý NNL qua đào tạo. 3
    3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng NNL ở Bắc Ninh. 3
    3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo. 3
    3.2.2. xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp. 3
    3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý. 3
    3.2.4. Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động. 3
    3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL. 3
    3.2.6. Hình thành và phát triển thị trường lao động. 3
    3.2.7. Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Bắc Ninh đối với việc đào tạo và sử dụng NNL. 3
    3.2.7.1. Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề. 3
    3.2.7.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo và sử dụng NNL. 3
    KẾT LUẬN 3
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
    PHỤ LỤC.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...