Tiểu Luận Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN MÔN : .NGUỒN NHÂN LỰC . TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI

    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp yếu nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Khi nghiên cứu lý thuyết của sự phát triển, một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn nhân lực. Thực chất của phát triển nguồn nhân lực là phát triển con người mà con người lại là trọng tâm của sự phát triển. Vì vậy chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ “Phát triển nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao nhằm bảo đảm nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”.
    Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh so với cả nước Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo, chậm phát triển, tài nguyên thiên nhiên tuy đa dạng nhưng không nhiều và khó khai thác, thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu do đó phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội là rất quan trọng.
    Trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV (2011) đã ra phương hướng chung. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển đặc biệt là nguồn nhân lực. Ưu tiên các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững.
    Căn cứ vào phương hướng nêu trên tỉnh Thanh Hóa phải lấy việc phát huy nguồn lực, con người làm yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
    Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa” ngoài phần mở đàu và kết luận, bài tiểu luận bao gồm 2 chương:
    Chương I. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa
    Chương II. Một số kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH THANH HÓA 3
    1. Sự cần thiết khách quan và những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa. 3
    1.1. Sự cần thiết khách quan. 3
    1.2. Những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa. 4
    2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa. 4
    2.1. Quy mô phát triển nguồn nhân lực tỉnh. 4
    2.2.1. Quy mô năng lực lao động gia tăng nhanh với tốc độ cao. 5
    2.1.2. Cơ cấu lực lượng lao động có sự biến đổi 6
    2.2. Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa. 7
    2.2.1. Trình độ học vấn. 7
    2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 7
    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa. 7
    3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn nhân lực của tỉnh. 7
    3.1.1. Dân số và sự hình thành nguồn nhân lực. 7
    3.1.2. Tác động của tăng giảm dân số cơ học đối với qui mô nguồn nhân lực. 8
    3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa. 9
    3.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh. 9
    3.2.2. Hoạt động giáo dục đào tạo. 10
    3.2.3. Hoạt động y tế. 11
    Chương II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    TỈNH THANH HÓA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 13
    1. Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hóa từ nay đến năm 2010. 13
    2. Những biện pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa. 13
    KẾT LUẬN 15
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...