Thạc Sĩ Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Y tế dự phòng là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành y tế. Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, lĩnh vực này cũng rất được quan tâm. Trải qua hai cuộc chiến tranh trường kỳ giải phòng Miền Bắc rồi thống nhất đất nước, tiếp đến là thời kỳ khôi phục và xây dựng đất nước, Y tế dự phòng đã luôn vượt qua những khó khăn gian khổ để ngăn chặn và khống chế các bệnh dịch đe doạ tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người dân. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Y tế dự phòng đã không ngừng phát triển và mở rộng. Hiện nay mạng lưới y tế nói chung và Y tế dự phòng nói riêng đã mở rộng tới tận các thôn bản. Những hoạt động của hệ Y tế dự phòng đã góp phần nâng cao đến sức khỏe nhân dân [22].
    Trong những thập kỷ qua, việc đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện trong việc Việt Nam đã chính thức thanh toán được bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 7 bệnh truyền nhiễm đạt hơn 90% hàng năm [1],[2]. Đồng thời cũng thể hiện trong việc đẩy lùi các dịch bệnh như SARS, cúm A (H5N1), kiểm soát kịp thời, xử lý các bệnh lây nhiễm từ gia súc như: lở mồm long móng, bệnh dại [8]. Ngành y tế Việt Nam đã kiên trì tuyên truyền, vận động và cùng toàn dân triển khai nhiều biện pháp đảm bảo môi trường sống, chủ động tiêm chủng phòng bệnh, giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các bệnh dịch góp phần quan trọng khống chế, tiến tới thanh toán bệnh truyền nhiễm gây dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân [6]. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được từ sự thay đổi trong tình hình mới, hệ thống Y tế dự phòng Việt nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi triển khai các mặt hoạt động, đặc biệt là Y tế dự phòng tuyến quận/huyện. Nhận định cho thấy rằng các Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện có đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng và được đào tạo chuyên khoa về lĩnh vực này còn rất hạn chế [3].
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình dễ bị chia cắt vào mùa mưa lũ, đặc biệt
    2
    các xã vùng sâu vùng xa, mật độ dân số phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Do điều kiện địa lý phức tạp và tình hình kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của dân cư tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn .Với đặc điểm như vậy vai trò của cán bộ Y tế dự phòng Thái Nguyên trở nên rất quan trọng trong việc tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên chưa có nghiên cứu đánh giá tổng thể về nhân lực của các cơ sở Y tế dự phòng của tỉnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu và trình độ của đối tượng này. : Nhân lựự phòng của tỉnh Thái Nguyên hiện nay số lượ? Trình độ ra sao? Phân bố có hợp lý không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế dự phòng của tỉ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng về số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Thái Nguyên năm 2013. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, trình độ và cơ cấu của cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. 3. Xác định nhu cầu nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . vii
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng . 3
    1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng - . 4
    1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 9
    1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng 10
    1.5. Tình hình cơ cấu nhân lực y tế tại khu vực Đông nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng 12
    1.6. Thực trạng nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam 12
    1.7. Nhu cầu nhân lực hệ Y tế dự phòng 15
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 20
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 24
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 25
    3.2. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên 26
    3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng . 37
    3.4. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020 . 44
    Chương 4: BÀN LUẬN . 50
    iv
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên 50
    4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng . 58
    4.3. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 - 2020 62
    KẾT LUẬN 65
    KHUYẾN NGHỊ 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     
Đang tải...