Luận Văn Thực trạng nguồn nhân lực nước ta và nhửng giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    PHẦN NỘI DUNG: 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN 4
    1.1 Quan điểm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa: 4
    1.2 Vai trò của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam: 4
    1.3 Lý luận nguồn nhân lực: 6
    1.4 Vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với nền kinh tế tri thức ở nước ta: 7
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM. 11
    2.1 Thực trạng nguồn nhân lực nước ta: 11
    2.1.1 Nguồn nhân lực từ nông dân : 11
    2.1.2 Nguồn nhân lực từ công nhân: 12
    2.1.3 Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức: 14
    2.2 Hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực nước ta hiện nay: 17
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM. 26
    PHẦN KẾT LUẬN: 30


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài;
    Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn tài chính và tài nguyên đều rất hạn chế nên nguồn lực con người đương nhiên đóng vai trò quyết định. So với các nước láng giềng chúng ta có lợi thế đông dân, tuy nhiên nếu không được qua đào tạo thì dân đông sẽ là gánh nặng dân số còn nếu được qua đào tạo chu đáo thì đó sẽ là nguồn nhân lực lành nghề, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ cũng tạo nên sức hấp dẫn to lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì thế báo cáo chính trị đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phương hướng chung trong nhiều năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Viêt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. báo cáo chính trị đại hội Đảng toàn quốc lần IX cũng nêu: “Phải tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta có thể và cần rút ngắn thời gian”. Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế_xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. điều khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn cách mạng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện, tiền đề để phát triển đất nước và tiến hành công nghiệp hóa thì nguồn nhân lực vai trò quyết định. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác nguồn nhân lực phải chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế_xã hội nước ta. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bật nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Do vậy, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt, chúng ta phải có những hoạt động tích cực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà, trước hết phải bắt đầu từ việc giáo dục và đào tạo.
    Mỗi một giai đoạn lịch sử, một trình độ phát triển đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, nguồn nhân lực có sức khỏe, học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được coi là một điều kiện để tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Việt nam hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với nguồn nhân lực có qui mô lớn, cơ cấu trẻ nhưng chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do đó em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa ở Việt Nam”
    2. Mục tiêu nghiên cứu;
    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nước ta, nêu lên tầm quan trong của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nền kinh tế nước nhà cùng với vai trò, vị trí trung tâm của yếu tố con người trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; Vận dụng những lý luận đó để luận giải, đánh giá về nội dung, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực nước ta từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    3. Đối tượng nghiên cứu ;
    Đề tài nghiên cứu về thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay từ đó dề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    4. Nhiệm vụ nghiên cứu ;
    Thu thập những thông tin, số liệu cụ thể về thực trạng nguồn lao động nước ta trong những năm qua. Phân tích, so sánh với các năm trước để đưa ra những nhận định chung về thực trạng nguồn nhân lực hiện nay và từ đó đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
    5. Phạm vi nghiên cứu ;
    Đề tài nghiên cứu các vấn đề về nguồn nhân lực ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay.
    6. Phương pháp nghiên cứu ;
    Trong đề tài có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và dự báo.
    7. Đóng góp của đề tài ;
    - Góp phần làm rõ khái niệm, vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế - xã hội.
    - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay.
    - Nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
    8. Cấu trúc đề tài ;
    Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được thể hiện qua 3 chương
    + Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về lý luận ;
    + Chương 2. Thực trạng về nguồn nhân lực và hiệu quả đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam ;
    + Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam ;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...