Chuyên Đề Thực trạng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thực trạng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam:
    Xuất phát từ thực tế do hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ lãnh đạo không được đào tạo một cách chính quy nên việc tiếp cận với các phương tiện khoa học kĩ thụât đặc biệt là tin học rất hạn chế. Từ đó sinh ra quan điểm: Lãnh đạo là không cần biết nhiều, mọi việc đã có cấp dưới làm thay, trình kí. Việc chuyên môn hóa” hay biết làm nhiều việc sẽ cột chặt người công chức đó vào một vị trí đó, không “lên” được.
    Việc xét tuyển tuy không nói ra. Việc này không phải chỉ đơn giản căn cứ vào năng lực công tác mà còn xoay qua lật lại xem có phải “lí lịch” hay không, đương nhiên việc ưu tiên cho “con em cháu cha” luôn được đặt lên hàng đầu. Công chức không có người đỡ đầu thì đừng mơ đến vị trí cao hơn cái ghế công chức đơn thuần đang ngồi
    Về hình thức thì bây giờ chuyện đào tạo, bồi dưỡng cho cán bọ có vẻ rất được chú trọng. Đa số các cơ quan hàng năm cũng đều có đầu tư, có kế hoạch cho phần việc này. Nhưng thực tế đang nổi lên một hiện tượng rất không bình thường là có những CBCC được đi học một cách lien tục, hết đợt này đến đợt khác
    Tuy nhiên, cái đáng buồn cười là những người này ở cơ quan rất rảnh rỗi nên mới được bố trí đi học nhiều đến vậy. Thế cho nên mới thu về một kết cục rất hài hước là dù anh đó có nhiều bằng cấp nhưng đóng góp thực sự lại gần như chẳng có gì. Trong khi đó thì cũng ở ngay cơ quan đấy thôi, những người rất cần đào tạo thì lại quá bận rộn, không đủ điều kiện để đi học.
    Nhiều người đi học coi như là nghĩa vụ. Đi học cũng được và không đi học cũng được, họ chỉ e nếu không đi học thì sẽ bị phê bình chứ không đóng góp gì cho công việc.[1]
    Tình trạng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn còn tồn tại do đó dẫn đến tình trạng bề phái để có số phiếu ủng hộ trong các cuộc bầu cử ở địa phương.
    Hiện nay trong cơ quan nhà nước chỉ có 1/3 người làm được việc,1/3 không làm được việc, còn 1/3 là vừa làm việc vừa phát ngôn linh tinh.
    2.Xu hướng trong hệ thống nguồn nhân lực hành chính:
    Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra rất nhiều sự thay đổi, đòi hỏi đội ngũ CBCC phải thay đổi thích ứng. Nhưng hình như sự thay đổi đó chưa thực sự trở thành động lực của các nhà hành chính từ trung ương đến cơ sở .
    Có 2 xu hướng hiện nay đang ngự trị trong hệ thống nhân lực của các cơ quan HCNN:
    Không ít người vẫn cố bám vào những cơ chế đã “hình thành, trở thành di sản” của nền kinh tế tập trung bao cấp. Và một trong những di sản đó chính là cơ chế “xin- cho”.
    Không ít người đã bắt đâu thay đổi tư duy theo cơ chế “thị trường” và khai thác nó theo hướng có lưọi cho chính bản than mình.
    Cơ chế tập trung bao cấp trước đây đề cao vai trò của nhà nước. nhà nước làm tất cả và công dân, xã hội mang tính thụ động, tiếp nhận. nhà nước “cung cấp, ban phát” như thế nào, công dân và xã hội đều chấp nhận. và chính nguyên tắc đó đã tạo ra cơ chế xin- cho”. Cũng chính từ cơ chế này, đẻ ra khá nhiều vấn đề như “dân có cần nhưng quan chưa vội”, quan niệm “hẹn với công dân” như là một sự “ban phát của nhà nước đối với công dân”. Nhiều vấn đề sự việc không cần phải “hẹn chờ” nhưng cách thức cũ không thay đổi.
    Nhóm người thứ nhất, bám vào cơ chế “xin- cho”. Cơ chế tập trung bao cấp tạo ra “một sự đủng đỉnh” trong việc thực thi công việc của một bộ phận không nhỏ CBCC “sang cắp ô đi, tối cắp ô về”. Họ chưa nhận thức được “cơ hội” của sản xuất kinh doanh khi những nhà sản xuất gắn liền với “những thủ tục hành chính” do CBCC chậm trễ thực hiện sẽ mất đi và chính xã hội sẽ tổn thất. Cơ hội không chờ đợi bất cứ ai. Nếu không “chớp được cơ hội”, mọi công việc sẽ thất bại trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả thế giới, sự “đủng đỉnh của công chức có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nhà kinh doanh “chuyển hướng” đầu tư sang đầu tư ít phiền hà hơn về thủ tục hành chính.

    [HR][/HR][1] Cán bộ công chức đi học cho vui : http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/03/552623/ :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...