Chuyên Đề Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN LUẬN

    Nguồn nhân lực (NNL) là nguồn tài nguyên nhân lực cung cấp sức lao động cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số bởi nó đóng vai trò tạo ra mọi giá trị về của cải vật chất, văn hoá và dịch vụ cho xã hội. NNL bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, bất kể trạng thái có hay không làm việc.
    Nằm ở phương vị Tây-Bắc của thủ đô Hà Nội, trong phạm vi từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông Đà, sông Mã, Tây Bắc là vùng đất rộng người thưa, tiềm năng đất đai, rừng, nguồn nước, hệ sinh thái động thực vật được xếp vào tốp đứng đầu trong 8 vùng kinh tế của cả nước, có nhiều tiềm năng to lớn cho công cuộc CNH-HĐH, đặc biệt là thuỷ điện và khai khoáng.
    Tuy nhiên, Tây Bắc hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong quá trình CNH-HĐH. Đó là một loạt các vấn đề như: trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác nông, lâm nghiệp nói chung còn lạc hậu, tình trạng du canh du cư, đốt phá rừng làm nương, độc canh và quảng canh vẫn phổ biến ở các xã vùng cao. Cán bộ thiếu về số lượng, bất cập về cơ cấu, thấp về trình độ, nhất là cán bộ khoa học - kỹ thuật cao, cán bộ quản lý kinh tế giỏi, giáo viên các trường phổ thông các cấp từ tiểu học đến trung học và cao đẳng, đại học. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là con em các dân tộc thiểu số còn quá ít, trong khi đó đội ngũ cán bộ miền xuôi lên công tác ở Tây Bắc chưa yên tâm gắn bó lâu dài. Những chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội dành cho Tây Bắc tuy đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chưa bền vững, chưa ổn định và còn cách xa so với mục tiêu đề ra. Đầu tư của Nhà nước cho vùng Tây Bắc chưa tương xứng cả về vốn ngân sách và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề.
    Trước thực tiễn đó, Báo cáo chuyên đề “Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc” sẽ tập trung đánh giá thực trạng chất lượng NNL và công tác phát triển NNL các DTTS trong vùng. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển NNL các DTTS đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH của vùng Tây Bắc nói riêng và của cả nước nói chung.
    Báo cáo sử dụng số liệu từ các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê từ năm 1999 đến nay, số liệu của các báo cáo khoa học và của các công trình chuyên khảo đã công bố.
    Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu các số liệu cơ bản đối với từng dân tộc ở từng địa phương cụ thể. Điều đó đã gây trở ngại lớn tới khả năng phân tích, tổng hợp. Tuy nhiên, với những số liệu đã thu thập được, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những luận cứ chính xác hoặc tương đối chính xác, làm cơ sở cho các luận chứng để chứng minh các luận đề trong khung phạm vi báo cáo.

    CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
    1. Đặc điểm, tình hình

    1.1. Đặc điểm tự nhiên

    1.2. Tình hình kinh tế-xã hội

    2. Thực trạng dân số và NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới

    2.1. Dân số và lao động

    2.1.1. Về quy mô và đặc điểm dân số

    2.1.2. Về lực lượng lao động

    2.2. Chất lượng NNL

    2.2.1. Về năng lực

    2.2.2. Về phẩm chất

    2.2.3. Về chất lượng tổng hợp

    2.3. Cơ cấu NNL

    2.3.1. Về cơ cấu thành phần

    2.3.2. Về cơ cấu loại hình

    2.3.3. Về cơ cấu lãnh thổ

    2.4. Công tác phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới

    2.4.1. Những đổi mới trong lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng

    2.4.2. Những đổi mới quản lý của các cấp Chính quyền

    2.4.3. Nâng cao năng lực làm chủ của Nhân dân trong công tác phát triển NNL

    3. Một số chính sách và giải pháp phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc

    3.1. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình

    3.2. Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL

    3.3. Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL

    3.4. Các chính sách và giải pháp về tuyển dụng, đãi ngộ

    3.5. Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp

    3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL

    3.7. Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước

    3.8. Giải pháp về nâng cao nhận thức

    3.9. Giải pháp về thay đổi chính sách

    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...