Luận Văn Thực trạng Ngộ độc thực phẩm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. THỰC TRẠNG
    1.1. THỰC TRẠNG VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NÓI CHUNG
    1.1.1. Thực trạng

    Vấn đề ngộ độc thực phẩm là một vấn đề đang bức thiết hiện nay mà cả thế giới nói chung và cả nước nói riêng đều đang quan tâm. Theo số liệu thống kê thì Từ năm 1999 đến hết năm 2002, trên toàn quốc đã xảy ra 943 vụ ngộ độc thực phẩm với 9.539 nạn nhân, trong đó có 250 người tử vong. Số vụ ngộ độc tập thể trên 30 người là 154 vụ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 xảy ra 29 vụ làm 930 người bị ngộ độc trong đó có 2 người tử vong; ngộ độc tập thể 18 vụ chiếm 62%; số vụ có nạn nhân từ 30 người trở lên là 8 vụ.

    Tình hình ngộ độc thực phẩm (1999 - 2002)
    Nhưng những con số này không dừng lại ở đó mà nó còn tiếp tục tăng lên ở những năm sau. Từ năm 2004-2008 đã có 906 vụ ngộ độc, trung bình 181,2 vụ/năm, số người bị ngộ độc là 6.036 người/năm, số người chết là 267 người (53,4 người/năm), tính trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính là 71 người/1 triệu dân/năm, tỷ lệ chết là 0,64 người/1 triệu dân/năm.
    Trong khoảng thời gian này thì Nhà Nước ta có tổ chức cuộc vận động “Tháng hành động vì vệ sinh ăn tan thực phẩm” vào năm 2006. Nhưng số vụ ngộ độc trong năm này cũng không có gì khả quan so với mấy năm trước.
    Trong “Tháng hành động vì vệ sinh an tan thực phẩm” năm 2006, cả nước đã xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm, với 534 người mắc, trong đó có 14 người tử vong (10 người chết do ngộ độc nấm, hai người chết do ngộ độc mật cá trắm, hai người chết do ngộ độc rượu), so với năm 2005 là 17 vụ, 174 người mắc, hai người tử vong. Số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô trên 50 người là bốn bốn vụ với tổng số 265 người mắc.
    Trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân do ô nhiễm vi sinh vật chiếm tỉ lệ cao nhất(31,8%); sau đó là do hoá chất (22,7%); 18,2% do thực phẩm chứa chất độc tự nhiên; 27,3% là các vụ không xác định được nguyên nhân.(Năm 2005 tỷ lệ nguyên nhân NĐTP tương ứng là 60% do vi sinh vật; 0% do hoá chất; 20% do thực phẩm độc, 20 % không rõ nguyên nhân).
    So với năm 2005, tình hình ngộ độc thực phẩm xảy ra trong “Tháng hành động” năm 2006 tăng cao hơn hẳn, nổi cộm vẫn là tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể (quy mô 350 người mắc) riêng 4 vụ đã có 256 người mắc.
    Năm Số vụ ngộ độc Số nạn nhân Số người tử vong Số vụ ngộ độc hàng loạt
    1999 327 7.576 71
    2000 213 4.233 59
    2001 245 3.901 63 30
    2002 218 4.984 71 41
    2003 238 6.428 37 42
    2004 145 3.584 41 27
    2005 144 4.304 53 32
    Bảng 1: Tình hình ngộ độc thực phẩm ở nước ta từ 1999 đến 2005
    (Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Y Tế)
    Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 7.329 người mắc, trong đó 55 người tử vong. So với năm 2006, tuy số lượng tử vong giảm 3,5% nhưng tổng số người mắc lại tăng 2,7%.
    Từ đầu năm đến hết tháng 9-2008, cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.724 người mắc, trong đó tử vong 49 người. Riêng trong tháng 10/2008, có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM (bảy vụ với 12/30 bệnh nhân tử vong).
    Nhưng nhìn chung thì trong năm 2008, có 205 vụ ngộ độc với 7.828 người bị mắc và 61 trường hợp đã tử vong. So với năm 2007, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 43 vụ nhưng số người tử vong lại gia tăng. Trong đó do vi sinh vật 7,8%, hóa chất 0,5% nhưng đáng quan tâm là có tới 66,3% số vụ ngộ độc thực phẩm chưa xác định được nguyên nhân và ngộ độc do độc tố tự nhiên còn khá nhiều (chiếm 25,4%). .
    Đa số các vụ ngộ độc xảy ra từ năm 2004-2008 chủ yếu là do dịch vụ thức ăn đường phố, tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, khu chế xuất (ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương), một số trường học và hàng chục vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc, cá nóc (tỷ lệ tử vong cao), gây thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội hàng nghìn tỷ đồng .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...