Báo Cáo Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du l

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi
    5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
    5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
    5.4. Phương pháp quan sát và tham dự
    5.5. Phương pháp phân tích tài liệu
    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
    6.1. Giả thuyết nghiên cứu
    6.2. Khung lý thuyết
    PHẦN II: NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.1.Cơ sở lý luận
    1.1.1. Cơ sở lý luận
    1.1.2. Các lý thuyết áp dụng
    1.1.2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng
    1.1.2.2. lý thuyết hành động xã hội
    1.1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý
    1.1.2.4. Lý thuyết biến đổi xã hội
    1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    1.3. Những khái niệm công cụ
    1.3.1. Cơ cấu nghề nghiệp
    1.3.2. Khái niệm bàn giao
    1.3.3. Khái niệm đất đai
    1.3.4. Khái niệm khu công nghiệp
    1.3.5. Khái niệm về Du lịch
    1.3.6. Khái niệm về Dịch vụ
    CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    I. Đặc điểm tình hình văn hóa – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu
    1.Tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch của Huyện Tĩnh Gia
    2. Tổng quan địa bàn xã Hải Hòa
    II. Thực trạng của người dân xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.
    2.1. Nghề nghiệp hiện tại của người dân và các yếu tố liên quan
    2.2. Đánh giá thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và nguyên nhân của tình hình.
    2.2.1. Những kết quả đạt được
    2.2.2. Các yếu tố cơ bản tác động tới cơ cấu lao động xã sau khi bàn gia đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.
    2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của tình hình
    PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
    1. Kết luận:
    2. Giải pháp:
    3. Khuyến nghị:




    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta chuyển từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động đã chuyển đổi tích cực theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đây là sự chuyển biến đáng mừng, phù hợp với xu hướng vận động có tính quy luật của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới.
    Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch nghỉ mát là tình trạng thu hẹp lại đất đai, nhất là đất nông nghiệp, những mảnh đất gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Việc chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi, đất là một trong những vấn đề lớn và bức xúc hiện nay. Việc thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tư liệu sản xuất truyền thống, việc làm của người lao động nông nghiệp.
    Cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra khá chậm. Điều này được thể hiện không chỉ ở quy mô, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề , trình độ trang thiết bị, kỹ thuật , công nghệ , chất lượng của người lao động mà còn ở cả trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. Những yếu kém trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm đáng kể quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chính vì vậy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành vấn đề bức xúc. Với mục tiêu cuộc sống của người dân bị thu hồi đất phải được ổn định về đời sống kinh tế và ngày càng được nâng cao, chính vì từ những mục tiêu đó đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết phù hợp. Xuất phát từ thực tế đất đai, đồng ruộng luôn gắn liền với người nông dân bao đời nay khi người dân mất đất vấn đề tìm kiếm việc làm mới đối với người nông dân là không dễ dàng gì. Bởi vì ngoài sự chăm chỉ, cần cù chịu khó vốn có của người nông dân vấn đề trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề đối với người nông dân là cả một vấn đề để giải quyết. Mất đất, tức là mất đi nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình họ. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Thực tế việc làm của người nông dân sẽ ra sao khi họ không còn đất đai để canh tác? Những thách thức nào đang đặt ra đố với cuộc sống của họ?”.
    Thực tế có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm của người dân sau khi mất đất là một vấn đề cấp bách cả lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để tìm ra cách giải quyết. Chính từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” (Qua khảo sát tại xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, tháng 8 năm 2011). Với tính chất là một nghiên cứu thực nghiệm, em huy vọng báo cáo của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc cung cấp một số thông tin thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nói trên ở huyện Tĩnh Gia nói chung và xã Hải Hòa nói riêng trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
    II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
    1. Ý nghĩa khoa học
    August Comte nhà xã hội học lớn của Pháp đã cho rằng, tri thức xã hội học không thể được tạo nên và phát triển nếu thiếu những thực tế xã hội. Nghiên cứu thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ sẽ góp phần bổ sung tri thức cho sự phát triển tri thức xã hội. Nghiên cứu này nhằm góp phần làm sáng tỏ một số lí thuyết xã hội học như: Thuyết cơ cấu - chức năng, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội được sử dụng để nghiên cứu tái tạo, khẳng định làm sáng tỏ thêm, nâng cao hơn các khái niệm, lý thuyết xã hội học và một số lí thuyết khác thuộc chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học lao động. Nghiên cứu đã vận dụng các lí thuyết xã hội học và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu lí giải một cách có khoa học của “Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
    Xét khía cạnh xã hội học, thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ, du lịch là một hiện tượng xã hội mang tính đặc thù, hiện nay cần quan tâm đặc biệt nghiên cứu nó một cách bài bản trên cơ sở vận dụng các tri thức xã hội học, các khái niệm, các lí thuyết xã hội học đại cương, có điều kiện vận dụng vào thực tế rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu những năng lực, tiềm ẩn của người nông dân trong quá trình cơ cấu lao động nông nghiệp, quá trình tìm kiếm, lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp sau khi bàn đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch. Từ đó đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của các quy luật đó.
    2. Ý nghĩa thực tiễn
    Năm 2007, Việt Nam ra nhập WTO, khẳng định vị thế của nước ta trên trường Quốc tế, trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải được đẩy mạnh và bắt nhịp chung với nền kinh tế của thế giới. Nghiên cứu này nhằm góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về vấn đề lao động, việc làm của người dân sau khi bàn giao đất. Từ đó có những thay đổi trong nhận thức và hành động, biện pháp tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
    Nghiên cứu còn giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan tìm ra phương hướng, giải pháp, có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức cũng như trình độ, kỹ năng cho người dân.
    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghề nghiệp và nguyên nhân, nhằm đắp ứng những đòi hỏi rất bức thiết của thời đại, tìm ra chìa khóa nâng cao chất lượng lao động, giải quyết vấn đề việc làm nhằm ổn định đời sống kinh tế của người dân sau khi bàn giao đất.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Thông qua thực trạng về nghề nghiệp của người dân ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch. Tác giả muốn tìm hiểu làm rõ, vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng nghề nghiệp của người. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nguyên chủ quan và khách quan dẫn tới sự chuyển dịch này, đồng thời đưa ra một số đánh giá kết luận, đề xuất, khuyến nghị nhằm tìm ra các giải pháp cơ bản đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn của địa phương trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu Công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
    4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài.
    Những lao động trong các hộ gia đình có đất bàn giao cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch của xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    * Về không gian nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành tại ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...