Chuyên Đề Thực trạng ngành giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1986-1990

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng ngành giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1986-1990
    Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động lớn: Bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chủ nghĩa đế quốc ra sức tấn công vào CNXH. Trong khi đó, các nước XHCN lại lâm vào cuộc khủng hoảng nhiều mặt, những biến động ấy tác động rất lớn tình hình kinh tế -xã hội nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
    Trải qua thực tiễn 10 năm xây dựng CNXH, Đảng ta đã có điều kiện, thời gian để nhận thức sâu sắc những đặc điểm của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ. Nền sản xuất nhỏ với những nhược điểm vốn có, hậu quả của các cuộc chiến tranh và tàn dư của chế độ cũ còn dai đẳng .đã và đang trở thành trở ngại lớn cho sự nghiệp xây dựng CNXH. Những thành tựu do nhân dân ta làm được trong những năm qua, đã khắc phục được một bước sự phân tán, lạc hậu của nền kinh tế tiểu nông, cải biến một phần cơ cấu kinh tế- xã hội . nhưng chưa đưa đất nước tiến xa mấy so với điểm xuất phát ban đầu. Khó khăn trên cùng với những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo càng làm cho đời sống kinh tế - xã hội thêm phức tạp, khó khăn gay gắt. Đất nước muốn vượt qua những thách thức, những nguy cơ lớn và nắm bắt những vận hội để phát triển, cần phải có những quyết sách đúng đắn, sáng tạo xoay chuyển tình hình, tạo ra bước ngoặt mới cho đất nước. Với tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, quan điểm đổi mới toàn diện, tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách đó.
    Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ IV (tức Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIII) với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, sau khi phân tích đầy đủ, đúng đắn những nguyên nhân dẫn đến thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương đã đề ra nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc tiến hành công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường tiếp theo. Xác định đúng vị trí, vai trò của phát triển GD-ĐT trong việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn và hình thành cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp ở địa phương. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh phải đầu tư thích đáng cho công trình phúc lợi, trong đó có trường học; xây dựng và phát triển sự nghiệp GD-ĐT, gắn chặt với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đổi mới. Vì nền giáo dục XHCN, với bản chất nhân đạo, ưu việt “Tất cả vì con người”, đặc biệt đối với tuổi thơ - mầm móng của tương lai, là chủ nhân của đất nước, đồng thời để ngăn chặn sự giảm sút của giáo dục mầm non, giáo dục cấp I và cấp II, cần phải “Ra sức giáo dục mầm non làm nền tảng cho giáo dục phổ thông”, “Bảo đảm cho tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định được vào học và học hết cấp I, phấn đấu phổ cập cơ sở ở những vùng có điều kiện” [24, tr.16-17].
    Chú trọng đào tạo được nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng, phục vụ tốt cho 3 chương trình kinh tế lớn và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong tỉnh là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách của GD-ĐT, vì vậy cần sắp xếp hợp lý hệ thống trường chuyên nghiệp, dạy nghề; đa dạng hóa các hình thức trường lớp và phương thức đào tạo; thực hiện chặt chẽ quá trình tuyển sinh, đào tạo với bố trí, sử dụng nhằm tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, mất cân đối giữa các ngành đào tạo như trước đây. Để hạn chế được mặt trái, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường xâm nhập vào nhà trường, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp, sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng xã hội trong việc chăm lo sự nghiệp GD-ĐT; đồng thời cần chú trọng đến giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên và đội ngũ giáo viên. Do chiến tranh kéo dài, bận công tác, vì lớn tuổi, hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn . nên nhiều thanh niên, cán bộ công nhân viên chức, đảng viên ngại đi học văn hóa và bồi dưỡng kiến thức. Vì vậy trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, cần có chính sách khuyến khích, chính sách ưu tiên đào tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có triển vọng, những thanh niên thuộc diện quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận . tại các trường BTVH tập trung và tại chức. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất và đời sống vật chất tinh thần của những người làm công tác GD-ĐT, đặc biệt là lực lượng giáo viên, là thật sự quan tâm đến nhân tố quyết định nhất chất lượng của “sự nghiệp trồng người”. Sự quan tâm đó phải được thực hiện bằng văn bản cụ thể, khả thi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...