Luận Văn Thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ việt nam1

Thảo luận trong 'KHỐI NGÀNH KINH TẾ' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG
    NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM[SUP]1 [/SUP]

    Phần I
    GIỚI THIỆU CHUNG

    Cho đến những năm cuối 1990, hệ thống chế biến lâm sản của Việt Nam chỉ là một số lượng
    nhỏ các doanh nghiệp chế biến lâm sản của nhà nước với những máy thiết bị chế biến lạc
    hậu, sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, sử dụng nguyên liệu là gỗ rừng tự nhiên, và hầu
    hết các doanh nghiệp này đều nằm trong tình trạng làm ăn thua lỗ. Trong 5 năm qua, ngành
    chế biến lâm sản của Việt Nam đã có những sự chuyển đổi và tăng trưởng mạnh mẽ. Trước
    hết là sự chuyển đổi và tăng trưởng của các doanh nghiệp chế biến gỗ và sự tham gia của các
    thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào chế biến và kinh doanh các sản phẩm gỗ. Tính đến
    cuối năm 2007 Việt Nam có 2.526 doanh nghiệp chế biến gỗ, tăng 2,8 lần so với năm 2000,
    và 7,7 lần so với năm 1990. Hơn thế, 96% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay là
    doanh nghiệp dân doanh. Các sản phẩm chế biến đã có sự phát triển mạnh mẽ về chủng loại,
    số lượng và chất lượng. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam không chỉ sử dụng trong nước mà
    còn được xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng
    cục hải quan thì hiện nay các cơ sở chế biến lâm sản ở Việt Nam sản xuất và xuất khẩu trên
    3.000 mặt hàng khác nhau. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và găm gỗ mới chỉ
    đạt 335 triệu USD (tính theo giá FOB), năm 2004 đã vượt trên 1,1 tỷ USD, và năm 2007 giá
    trị xuất khẩu đã vượt 2,4 tỷ USD, trong đó 90% là đồ gỗ (dự án GTZ, 2008). Đồ gỗ Việt
    Nam hiện có mặt trên thi trường của 120 nước trên thế giới, trong đó Mỹ được đánh giá là
    thị trường số 1 với giá trị nhập khẩu hơn 30% tổng giá trị đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu của
    Việt Nam, khối EU là nhà nhập khẩu lứn thứ hai (giá trị nhập khẩu gần 30%), Nhật Bản
    đứng thứ ba (27.Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã đưa ngành chế
    biến gỗ trở thành một trong bốn ngành sản xuất có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
    Dự kiến giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ đô la vào năm 2010.
    Bên cạnh những đóng góp cho xã hội về mặt sản phẩm, tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ cho
    nền kinh tế của đất nước, các cơ sở chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu đang tạo việc làm cho
    lao động ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm
    sản thì có trên 250 nghìn lao động đang làm việc cho các cơ sở chế biến sản phẩm gỗ xuất
    khẩu. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ còn có tác dụng thúc đẩy hàng triệu hộ gia đình nông dân nghèo ở vùng nông thôn miền núi của Việt Nam phát triển trồng rừng để cải thiện thu nhập.
    Tuy đạt được tốc độ phát triển khá cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều các cơ sở chế biến trong ngành chế biến gỗ đang phải đối mặt với nguy cơ bị đổ vỡ do thiếu nguyên liệu để sản xuất, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, thiếu thông tin thị trường, sản phẩm bị tẩy chay hoặc không tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế do những cáo buộc về sử dụng gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp, không tuân thủ theo những luật lệ về thương mại của các thị trường đang tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam . Sự đổ vỡ này không chỉ gây ra tác hại đối với chủ doanh nghiệp mà còn đối với những người lao động làm thuê, những người trồng rừng và nói rộng ra là nền kinh tế của đất nước.
    Báo cáo này sẽ tiến hành phân tích những cơ hội và thách thức hiện thời của ngành công
    nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam và đề xuất những sự điều chỉnh để đưa ngành chế biến gỗ
    phát triển phù hợp với chiến lược phát triển đã được xác định (chiến lược phát triển ngành
    chế biến gỗ, chiến lược phát triển lâm nghiệp) và bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Để
    thực hiện mục tiêu chung này, báo cáo sẽ tiến hành:(i) Đánh giá hiện trạng công nghiệp chế
    biến gỗ ở Việt Nam (phân bố, sở hữu, hoạt động và định hướng) và chỉ ra những yếu tố then
    chốt ảnh hưởng đến sự thay đổi của ngành trong vài năm gần đây; (ii) Đánh giá tình hình
    cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ; (iii) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
    ở thị trường trong nước và quốc tế; (iv) Phân tích những ảnh hưởng của cải cách chính sách
    đối với công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam; (v) Đề xuất về điều chỉnh chính sách và các
    giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam.
    Báo cáo này được hoàn thành với sự tài trợ về tài chính của FAO, cùng với sự giúp đỡ của
    nhiều cá nhân và đơn vị, trong đó đặc biệt là sự giúp đỡ của bà Xiaojie Fan - Phòng lâm
    nghiệp của FAO tại Rome, Mr Andrew William Speedy - Đại diện văn phòng FAO tại Hà
    Nội, bà Nguyễn Thị Tường Vân - phó giám đốc Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp.
    Nhóm chuyên gia tiến hành nghiên cứu và xây dựng báo cáo này gồm 4 thành viên: TS.
    Nguyên Tôn Quyền - Tổng thư ký VIFORES, Vũ Long - Tư vấn độc lập, Lê Quang Trung -
    Tư vấn độc lập, Huỳnh Thạch - Tư vấn độc lập. Thời gian để tiến hành nghiên cứu và xây
    dựng báo cáo là 3 tháng. Thông tin được sử dụng trong các phân tích và đánh giá của báo
    cáo được nhóm nghiên cứu thu thập từ nhiều cấp với những phương pháp thu thập thông tin
    khác nhau. Theo cấp thu thập thông tin, các thông tin đã được thu thập từ các cơ quan quản
    lý nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan nghiên cứu, người sản xuất và người
    tiêu thụ sản phẩm của một số thành phố và tỉnh điển hình (Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí
    Minh, TP. Hải Phòng, tỉnh Bình Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An). Theo phương pháp thu thập thông tin, các thông tin được tập hợp từ những văn bản chính sách, các báo cáo và phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi hoặc phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.
    Báo cáo này được chia thành 5 phần, bao gồm:
    Phần I. Giới thiệu chung
    Phần II. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam
    Phần III. Thách thức và cơ hội của ngành công nghiệp chế biến gỗ VN
    Phần IV. Khuyến nghị về hoàn thiện chính sách và các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
    Phần V. Phụ lục
    Phần VI. Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...