Tiểu Luận Thực trạng nền kinh tế việt nam tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TIẾN LÊN CON ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


    MỞ ĐẦU​ Nước ta là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm thấp. Đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thủ công là chính, năng suất thấp, là nền sản xuất nhỏ, chưa qua giai đoạn phát triển cùa chủ nghĩa tư bản. Để có được cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không còn con đường nào khác là phải tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây là một đòi hỏi có tính bắt buộc để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực.
    Chỉ cótiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước ta mới sớm rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Đồng thời sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển, tạo tiền đề cho việc hình thành, mở rộng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tăng cường liên minh công nhân - nông dân - trí thức, hình thành và phát triển văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện vật chất - kỹ thuật cho việc củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
    Với tính tất yếu và tác dụng nêu trên. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển kinh tế Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ QUÁ ĐỘ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẤP KINH TẾ QUỐC TẾ.​ Khái niệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội, từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính song sử dụng một cách phổ biến sức lao động công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ cùng với tiến bộ khoa học công nghệ để đạt được năng suất lao động ngày càng cao”.
    Từ đó, có thể khẳng định đặc điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay là: Công nghiệp hoá bao giờ cũng gắn liền với hiện đại hoá.
    Công nghiệp hoá ở nước nhằm mục tiêu xây dựng một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá diễn ra trong những điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá diễn ra trong điều kiện mở cửa và hội nhập với khu vực và thế giới.
    Vị trí vai trò của Công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong nền kinh tế.
    Thực tiễn đã chứng minh: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu và cơ bản cho sự phát triển mỗi quốc gia. Đối với nước ta, Công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tạo ra được xác định là nhiệm vụ trung tâ và phát triển trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta.
    Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tạo ra được có vai trò, tác dugj to lớn đối với nền kinh tế nước ta được thể hiện: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tạo ra được sẽ tạo ra những điều kiện về vật chất và kỹ thuật cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển dịh cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng một cách tối ưu nhất các nguồn lực vốn khan hiếm của nền kinh tế để sản xuất ra tối đa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Quá trình Công nghiệp hoá sẽ tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhờ đó mà làm biến đổi về chất của lực lượng sản xuất.
     
Đang tải...