Thạc Sĩ Thực trạng NCKHGD của sinh viên trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    NCKH là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại học có tác dụng giúp SV chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng các phương pháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen, ý chí và hình thành các KNNCKH, nó có tác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của SV. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức đưa SV vào hoạt động NCKH còn nhiều khó khăn, vướng mắc, các biện pháp tổ chức chưa đạt được hiệu quả cần phải có. Trên cơ sở thực trạng, đê tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức NCKH của SV, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Thực trạng NCKHGD của sinh viên trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Qua phân tích lý luận và tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKHGD của SINH VIÊN trường ĐHSP.TP HCM, đề xuất các biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động này trong công tác đào tạo giáo viên.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKHGD của SINH VIÊN các trường ĐHSP.
    Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKHGD của SV trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Việc tổ chức cho SV tham gia NCKHGD đang được coi trọng ở các trường đại học sư phạm, tuy nhiên các họat động này vẫn chưa đạt tới chất lượng và hiệu quả mong muốn. Nếu tìm hiểu đúng thực trạng thì sẽ đề xuất được một hệ thống các biện pháp đồng bộ và hợp lý để nâng cao chất lượng nghiên cưú KHGD của SV.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động NCKHGD của SV các trường đại học sư phạm.
    2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKHGD của SV ở trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
    3. Đề xuất các biện pháp mới có cơ sở khoa học, thực tiễn, hợp lý và khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động NCKHGD của SV.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Địa bàn: điều tra thực trạng và thực nghiệm tại trường ĐHSP.TP HCM
    Thời gian nghiên cứu thực trạng: trong 2 năm học 2001 – 2002 và 2002 – 2003.
    Thời gian thực nghiệm: liên tục các năm học 2000-2001;2001-2002 và 2002-2003
    Nội dung thực nghiệm: ba biện pháp nhằm rèn KNNCKHGD cho SV

    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp luận
    7.1.1. Đề tài nghiên cứu dựa trên lý thuyết hoạt động- nhân cách
    7.1.2. Đề tài thực hiện dựa trên quan điểm hệ thống- cấu trúc
    7.1.3. Quan điểm thực tiễn
    7.2. Phương pháp nghiên cứu
    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    7.2.2. Phương pháp điều tra
    7.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
    7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
    7.2.5. Phương pháp chuyên gia
    7.2.6. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê

    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Về lý luận:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các biện pháp nâng cao chất lượng họat động NCKHGD của SV các trường ĐHSP
    - Xác định cấu trúc hoạt động NCKHGD của SVtrên các căn cứ khoa học.
    Về thực tiễn:
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKHGD của SV ở trường ĐHSP.TP HCM
    - Xây dựng quy trình rèn KNNCKHGD cho SINH VIÊN qua các hình thức tổ chức dạy học: seminar,BTMH,KLTN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...