Tài liệu Thực trạng năng lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thị trường nông thôn

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực trạng năng lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thị trường nông thôn

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

    1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NƯỚC TA
    1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ & vừa
    Việc đưa ra khái niệm chuẩn xác về doanh nghiệp nhỏ & vừa có ư nghĩa rất lớn để xác định đối tượng được hỗ trợ. Nếu phạm vi đối tượng hỗ trợ quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ giảm, c̣n hẹp th́ không có ư nghĩa và ít tác dụng. Tuy nhiên không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ & vừa cho tất cả các nước và ngay trong một nước sự phân loại cũng khác nhau tuỳ từng ngành nghề địa bàn. Ở Việt Nam trước giai đoạn đổi mới thường có xu hướng coi tất cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp nhỏ & vừa c̣n doanh nghiệp quốc doanh là doanh nghiệp lớn, trong thời kỳ đổi mới các tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ & vừa chưa có quy định thống nhất nên các bộ ngành và tổ chức khác nhau ở Việt Nam có tiêu chí áp dụng khác nhau về việc xác định doanh nghiệp nhỏ & vừa
    Ngân hàng công thương đưa ra tiêu chuẩn là doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ hơn 10 tỷ, vốn lưu đông dưới 8 tỷ và số lao động thường xuyên dưới 500 người.
    Liên Bộ lao động và tài chính: Lao động thường xuyên dưới 100 người doanh thu hàng năm nhỏ hơn 10 tỷ, vốn phap định nhỏ hơn 1 tỷ đồng
    Dự án VIE/US/95/004 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ & vừa ở Việt Nam do UNIDO tài trợ: Lao động nhỏ hơn 200 người, vốn đăng kư nhỏ hơn < 0.4 triệu đô la (5 tỷ Việt Nam đồng)
    Chính v́ chưa có thống nhất trong khái niệm về doanh nghiệp nhỏ & vừa nên theo công văn số 681/CP-KTP ngày 20/6/1998 của chính phủ, thủ tướng chính phủ có ư kiến về tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ & vừa là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng(tương đương 387600 USD vào thời điểm ban hành) và số lao đông trung b́nh hang năm dưới 200 người.
    Hiện nay nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/01 của chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ & vừa th́ “Doanh nghiệp nhỏ & vừa là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đă đăng kư kinh doanh theo quy định hiện hành có vốn đăng kư không quá 10 tỷ hoặc số lao đông trung b́nh hàng năm không quá 300 người”
    Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp nhỏ & vừa chỉ mang tính tương đối mà thôi v́ nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tŕnh độ phát triển kỹ thuật của một nước(tŕnh độ phát triển kinh tế thấp th́ cơ số về số lao động và vốn để xác định doanh nghiệp nhỏ & vừa sẽ thấp hơn so với các nước phát triển), tính chất ngành nghề, vùng lănh thổ, tính lịch sử do đó không có một tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ & vừa cho tất cả các nước.Trên thế giới việc xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ & vừa chủ yếu căn cứ vào 2 nhóm tiêu chí: Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng
    Tiêu chí định tính dựa trên các đặc trưng sau như tŕnh độ chuyên môn, mức độ phức tạp của quản lư thấp Tiêu chí thường khó xác định trên thực tế nhưng phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Do đó chúng ít được sử dụng để xác định quy mô doanh nghiệp mà chỉ sử dụng để kiểm chứng chứ không làm cơ sở phân loại.
    Tiêu chí định lượng dựa trên những đặc trưng sau:số lao động (Số lao động là lao động thường xuyên, lao động trung b́nh , lao động thực tế), giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Một số nước cho rằng cần phân định doanh nghiệp nhỏ & vừa theo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ .Trong lĩnh vực sản xuất th́ doanh nghiệp nhỏ có vốn nhỏ hơn 1 tỷ, số lao động nhỏ hơn 100 người c̣n doanh nghiệp có từ 1 đến 10 tỷ và số lao động từ 100 người đến 500 người là doanh nghiệp vừa
    Đối với dịch vụ th́ doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 500 triệu và số lao động nhỏ hơn 50 người,c̣n doanh nghiệp có vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ và số lao động từ 50 đến 200 lao động là doanh nghiệp xuyên
    Ở Việt Nam doanh nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo tính chất hoạt động, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, nguồn vốn sở hữu, quy mô doanh nghiệp và tính chất quản lư.
    Đối với doanh nghiệp sản xuất dịch vụ doanh nghiệp nhỏ & vừa là doanh nghiệp có vốn sản xuất nhỏ hơn 10 tỷ và lao động nhỏ hơn 500 người trong đó doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 1 tỷ và số lao động nhỏ hơn 100 người là doanh nghiệp nhỏ
    Đối với doanh nghiệp buôn bán th́ doanh nghiệp nhỏ & vừa là doanh nghiệp có vốn sản xuất nhỏ hơn 5 tỷ và số lao động nhỏ hơn 250 lao động trong đó doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 500 triệu và số lao động ít hơn 50 người là doanh nghiệp nhỏ. Qua tài liệu trên ta thấy Việt Nam chỉ chia doanh nghiệp nhỏ & vừa thành 2 loại nhỏ và vừa. Trên thực tế việc phân chia như vậy xét về định hướng phát triển cũng như công tác quản lư và biện pháp thúc đảy sự phát triển các loại h́nh bị hạn chế.
    1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ & vừa
    Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ & vừa trải qua nhiều biến động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây doanh nghiệp nhỏ & vừa thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa được khuyến khích phát triển Tính đến 1993 doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là nhỏ và vừa sau khi chuyển đổi cơ chế nhiều doanh nghiệp chuyển sở hữu th́ số doanh nghiệp và công ty được khuyến khích phát triển. Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào trên thị trường doanh nghiệp nhỏ & vừa có những đặc điểm riêng của nó.
    Doanh nghiệp nhỏ & vừa cần một lượng vốn ít và số lao động không nhiều cùng với cơ sở vật chất nhỏ có thể bắt đầu làm việc ngay sau khi có ư tưởng sang tạo mà không cần đ̣i hỏi một số lượng vốn lớn ban đầu để đầu tư. Nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được huy động từ rất nhiều nguồn không chính thức khác nhau mà không cần phải vay từ các ngân hàng. Doanh nghiệp nhỏ & vừa có thể tạo ra lợi nhuận lớn do tốc độ quay ṿng vốn nhanh
    Hoạt động với quy mô nhỏ nên hầu hết doanh nghiệp nhỏ & vừa có tính linh hoạt cao thể hiện ở sự năng động ở sự thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Doanh nghiệp có thể đón đầu những biến động đột ngột của chính sách quản lư kinh tế xă hội hay giao động trên thị trường, cũng như có thể t́m kiếm thị trường gia nhập chúng khi thấy việc kinh doanh có thể thu được lợi nhuận hoặc rút khỏi thị trường khi không c̣n phù hợp nữa.
    Doanh nghiệp nhỏ & vừa có khả năng khai thác cũng như sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào có sẵn như: tài nguyên, lao động và vốn ngay tại địa phương đặt cơ sở do đó có lợi trong việc phát triển các ngành nghề truyển thống, đồng thời có thể nắm bắt nhanh chóng kịp thời các nhu cầu cũng như thị hiếu thường xuyên thay đổi của ngựi tiêu dùng chính v́ thế tạo ra rất nhiều loại hàng hoá dịch vụ đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao.
    Cũng v́ lợi thế là doanh nghiệp có quy mô nhỏ do đó doanh nghiệp có thể dễ dàng quan tâm đến người lao động tạo nên mối quan hệ thân thiện hơn so với các doanh nghiệp lớn. Chính điều đó tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp này nếu biết quan tâm cũng như khuyến khích đúng lúc đối với người lao động.
    Doanh nghiệp nhỏ & vừa hoạt động ở rất nhiều vùng đặc biệt ở các vùng quê vùng núi do đó tạo việc làm cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư địa phương đó cũng như duy tŕ và bảo vệ các giá trị văn hoá tinh thần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và điều đó đối với xă hội làm giảm tệ nạn xă hội
    Bên cạnh những điểm mạnh doanh nghiệp nhỏ & vừa c̣n có những điểm yếu đó là tŕnh độ quản lư c̣n hạn chế thiếu kiến thức quản trị kinh doanh cũng như luật pháp, tŕnh độ văn hoá kinh doanh c̣n thấp c̣n có hiện tượng làm ăn chụp giật, vị phạm pháp luật. Nhiều doanh nghiệp nhỏ & vừa c̣n phụ thuộc vào doanh nghiệp lớn về hàng hoá, thương hiệu, công nghệ.
    Mặc dù doanh nghiệp nhỏ & vừa dễ khởi nghiệp nhưng lại phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh v́ có tỷ lệ phá sản cao, nguyên nhân của sự phá sản đó là hoạt động kinh doanh không hiệu quả điều đó gây ra sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng vào doanh nghiệp cũng như gây khó khăn cho người tiêu dùng khi chọn sản phẩm tiêu dùng và chọn nhà cung cấp dịch vụ.
    1.1.3. Thực trạng doanh nghiệp nước ta giai đoạn qua
    Doanh nghiệp nhỏ & vừa có vai tṛ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước đóng góp khoảng 26% GDP tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và 26% lực lượng lao động trong cả nước, vai tṛ đáng kể như vậy song trong thực tế giai đoạn qua các doanh nghiệp này vẫn c̣n rất nhiều khó khănQuy mô vốn và lao động :Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là những doanh nghiệp mới h́nh thành nên lượng vốn và lao động ít. Đây là một đặc trưng cơ bản của khu vực kinh tế này, các doanh nghiệp nhỏ & vừa thường huy động vốn từ một số nguồn vốn sau:
    Huy động nguồn vốn tự có: Nguồn vốn tự có đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh Huy động vốn ứng trước: Chủ doanh nghiệp có thể đề nghị khách hàng nào đó ứng trước vốn rồi sau đó họ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
    T́m kiếm nguồn vốn của bạn bè và gia đ́nh: Bất luận huy động nguồn vốn ứng trước như thế nào th́ hầu hết các doanh nghiệp đều vẫn cần huy động thêm nguồn tiền mặt, mà nguồn huy động tốt nhất và dễ dàng nhất là bạn bè và gia đ́nh. Lăi suất và điều kiện vay đối với nguồn vốn này cũng “mềm” hơn nhiều so với vay ngân hàng.
    T́m kiếm các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp thường tạo thêm điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp dưới dạng cho vay với lăi suất rất thấp.
    Thực tế cho thấy, 80% doanh nghiệp nhỏ & vừa vay vốn từ các tổ chức phi tài chính, hoặc là từ gia đ́nh, bạn bè, chỉ có 20% doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng. Đôi khi, doanh nghiệp nhỏ & vừa c̣n phải trả cho việc vay nóng lăi suất cao hơn từ 3-6 lần nếu so sánh với lăi suất của vốn vay ngân hàng.
    Trong quá tŕnh hoạt động, t́nh trạng thiếu vốn là vấn đề khó khăn nhất luôn đặt ra đối với doanh nghiệp này. Qua điều tra các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn có 66.95% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về vốn ;50.62% doanh nghiệp gặp khó khăn về mở rộng thị trường, 41.74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất, 25.22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất
    Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đă tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hoá; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được.
    Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận, 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Cứ khoảng 35 đến 45% doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên nhưng 19% gặp khó khăn và đă bị từ chối, số doanh nghiệp c̣n lại cũng có nhu cầu vay không thường xuyên nhưng một số cũng gặp trở ngại trong thủ tục tiếp cận và nâng tỷ lệ gặp khó khăn tín dụng lên mức 26.5%, 69% các khoản vay từ các ngân hàng thương mại nhà nước trong đó lăi xuất trung b́nh ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị trong đó có khoảng 82 % doanh nghiệp có thế chấp cho khoản vay chính thức quan trọng nhất và ở nông thôn 62% sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp so với 30% ở thành thị .
     
Đang tải...