Thạc Sĩ Thực trạng & Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch & thương mại T

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Hoạt động du lịch ngày nay được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới, thu hút hàng trăm triệu lao động với doanh thu hàng nghìn tỉ một năm. Du lịch đã dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Tính trong 10 năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gần gấp đôi từ năm 1985 đến năm 1996, dự kiến con số này sẽ đạt tới 637 triệu lượt người vào năm 2000( gấp 3 lần so vơí năm 1985) và sẽ đạt khoảng gần 1 tỉ người vào năm 2010. Chỉ trong 36 năm (1960 – 1996) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng lên khoảng 54 lần ( từ 6,8 tỉ USD năm 1960 lên 423 tỉ USD năm 1996). Theo tính toán của các chuyên gia du lịch quốc tế, năm 1995 nghành du lịch toàn cầu đã tạo ra đựoc 212 triệu việc làm và dự kiến con số này đến năm 2005 là 338 triệu người. Với nguồn thu nhập tăng nhanh và ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Chính vì vậy, nhiều nước đã coi du lịch như một nghành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    Ở Việt Nam, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tế, đối ngoại nên bộ mặt của Đất nước đã có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực tới tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế XH của đất nước, trong đó có lĩnh vực du lịch.
    Hoạt động lữ hành là đặc thù của ngành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết những dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm du lịch tổng hợp để hấp dẫn thị trường du lịch trong nước và ngoài nước. Chúng kích thích nhu cầu du lịch của con người, hướng thị hiếu của khách du lịch và tổ chức cho du khách một chuyến đi an toàn, thú vị. Thế nhưng một vấn đề đặt ra với ngành du lịch Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng là duy trì tốc độ tăng trưởng một cách bền vững và lâu dài. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ một lần và không quay trở lại. Do đó, từ năm 1996 đến nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hưóng chững lại và có biểu hiện giảm xuống, ảnh hưởng tới toàn nghành du lịch. Điều đó cho thấy dấu hiệu sự suy thoái của du lịch Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng này là sự yếu kém về chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam trong đó có Hà Nội. Công ty du lịch và thương mại Thủ Đô là một đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng trên. Để vượt qua những khó khăn đó, công ty cần hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình.
    Sau khi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch và thương mại Thủ Đô với được sự gợi ý, giúp đỡ của thầy Hoàng Hội_giám đốc công ty du lịch và thương mại Thủ Đô. Tôi đã quyết định chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình là “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch và thương mại Thủ Đô. Thông qua bài báo cáo của mình, tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm du lịch lữ hành ở Việt Nam nói chung và ở công ty du lịch và thương mại Thủ Đô nói riêng.














    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    I. Hoạt động kinh doanh lữ hành:
    1. Khái niệm, vị trí và vai trò:

    Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian mua bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
    Công ty lữ hành ra đời thực hiện các hoạt động sau:
    Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
    Vai trò nữa của các công ty lữ hành là tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi, giải trí thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch. Các công ty lữ hành với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú từ các công ty hàng không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống khách hàng Đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và tương lai.

    [​IMG]
     
Đang tải...