Luận Văn Thực trạng & Một số Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kết luận
    ​Phát triển cây công nghiệp dài ngày xuất khẩu đang là vấn đề bức xúc không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn là vấn đề quan tâm của toàn thế giới. Nhiều chính sách cũng như chiến lược phát triển của nhóm hàng thể hiện sự quan tâm đối với nhóm hàng của Nhà nước. Song phát triển cây công nghiệp dài ngày để chúng thực sự trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thể hiện thế mạnh và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đòi hỏi phải có sự suy ngẫm, đánh giá của mỗi doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Phải biết thừa nhận những tồn tại, những điểm yếu và tìm ra những biện pháp khắc phục. Nếu chối bỏ, né tránh tức là đã thừa nhận thất bại.
    Từ nghiên cứu thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nhóm hàng, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu về 3 mặt hàng chủ yếu của nhóm hàng trong những mặt hàng chủ lực, cho thấy một số kết quả đạt được của nhóm hàng như sau:
    - Các chỉ tiêu về sản xuất và xuất khẩu đều tăng (sản lượng, diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu).
    - Sản xuất đã có xu hướng đi sâu vào chuyên môn hoá, hình thành nhiều khu chuyên canh, đã có sự đầu tư thích hợp vào sản xuất.
    - Cơ chế xuất khẩu đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tỷ trọng sản phẩm chế biến xuất khẩu ngày càng tăng.
    - Thị trường xuất khẩu ngày càng đa phương hơn, giá cả ngày càng xích lại gần với giá cả thị trường thế giới.
    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:
    - Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước nhiều giai đoạn còn chậm ban hành, chiếu sự đồng bộ. Do vậy gây phiền hà cho sản xuất và xuất khẩu.
    - Quan hệ giữa các doanh nghiệp với thị trường chưa chặt chẽ, các biện pháp Marketing chưa được sử dụng triệt để, hữu hiệu. Do vậy, giá cả, quy cách phẩm chất chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
    - Công tác hoạch định và đầu tư còn cầm chừng, chưa được coi trọng. Cung cách làm ăn của nhiều nơi chưa thoát khỏi cách làm ăn của một nền sản xuất nhỏ. Do vậy, lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, manh mún, còn xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán, hiệu quả xuất khẩu chưa cao.
    Để nâng cao hơn hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, cần kết hợp thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, gồm:
    - Nhà nước cải tiến, bổ xung kịp thời những biện pháp kích thích làm đòn bẩy đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ở tầm vĩ mô. Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý như quy hoạch vùng đất trồng, gắn lưu thông nội địa và xuất khẩu với sản xuất, chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường, tham gia vào cộng đồng thương mại Quốc tế và đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
    - Doanh nghiệp và người lao động quan tâm đến những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá như chất lượng giống, công tác thu hoạch, thu mua và bảo quản, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp , cũng như các biện pháp về thị trường như tìm kiếm thị trường mới, ổn định thị trường truyền thống, cải tiến phương thức bán hàng.
    Chắc chắn rằng, nếu các biện pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày nói riêng cũng như các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam.
    Mục lục

    Lời nói đầu 1
    Chương I: VỊ TRÍ, VAI TRÒ NHÓM HÀNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRONG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 4

    Vị trí, vai trò của xuất khẩu 4
    Ngoại thương và lợi ích của Ngoại thương 4
    Khái niệm xuất khẩu 7
    Vai trò của xuất khẩu 8
    Vị trí, vai trò của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày trong xuất khẩu của Việt Nam 12
    Vai trò của nhóm hàng trong xuất khẩu 12
    Các quan điểm phát triển nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 14
    2.1 Quan điểm sản xuất hàng xuất khẩu 15
    2.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế 15
    2.3. Quan điểm về hiệu quả xã hội 16
    2.4. Quan điểm về bảo vệ môi trường sinh thái 16
    2.5. Quan điểm về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 16
    2.6. Quan điểm về mở rộng thị trường 17
    2.7. Quan điểm sử dụng tổng hợp và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạn tầng kinh tế đã có 17
    2.8. Quan điểm phát triển sản xuất phải kết hợp với định canh, định cư, phân bố lại dân cư và lao động, xây dựng các vùng kinh tế mới 18

    Chương II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 19
    Tổng quan về tình hình xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 19
    Quy mô và tốc độ tăng trưởng 19
    Cơ cấu mặt hàng 21
    Cơ cấu thị trường 22
    Hình thức xuất khẩu 23
    Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng cây công nghiệp dài ngày chủ yếu 24
    Cây cà phê 24
    1.1 Tổng quan tình hình cà phê thế giới 24
    1.1.1 Tình hình sản xuất 24
    1.1.2 Tình hình xuất khẩu 25
    1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. 26
    1.2.1 Tình hình sản xuất 26
    1.2.2 Tình hình xuất khẩu 29
    Cây cao su 32
    2.1 Tổng quan tình hình cao su thế giới 32
    2.1.1 Tình hình sản xuất 32
    2.1.2 Tình hình xuất khẩu 34
    2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. 34
    2.2.1 Tình hình sản xuất 35
    2.2.2 Tình hình xuất khẩu 37
    Cây điều 41
    3.1 Tổng quan tình hình cà phê thế giới 41
    3.1.1 Tình hình sản xuất 41
    3.1.2 Tình hình xuất khẩu 42
    3.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam 43
    3.2.1 Tình hình sản xuất 43
    3.2.2 Tình hình xuất khẩu 47
    Đánh giá về tình hình xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày giai đoạn 1990-2000. 50
    Về cơ chế, chính sách của Nhà nước 50
    1.1 Đối với sản xuất 50
    1.2 Đối với công nghiệp chế biến 51
    1.3 Đối với tiêu thụ 51
    Chính sách của doanh nghiệp 52
    Một số tồn tại, khó khăn và những vấn đề mới cần được giải quyết 53
    3.1 Về sản xuất 53
    3.3 Về chế biến 54
    3.4 Về tiêu thụ 55
    3.5 Cơ chế chính sách và tổ chức 56

    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 58
    I. Triển vọng của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 58

    1. Những căn cứ định hướng 58
    1.1 Căn cứ vào tiềm năng sản xuất trong nước 58
    1.2 Căn cứ vào thị trường thế giới 59
    1.3 Căn cứ vào hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội 59
    2. Định hướng sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 60
    2.1 Định hướng sản xuất và xuất khẩu của cả nhóm hàng 60
    2.2 Định hướng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu 62
    2.2.1. Định hướng sản xuất và xuất khẩu cà phê 62
    2.2.2. Định hướng sản xuất và xuất khẩu cao su 63
    2.2.3. Định hướng sản xuất và xuất khẩu điều 64
    II. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 64

    1. Nhóm các biện pháp vĩ mô 64
    1.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về mặt hàng 64
    1.2. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính -tín dụng 68
    1.3. Nhóm biện pháp hỗ trợ về thị trường 71
    1.4. Nhóm biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định môi trường pháp lý 72
    2. Nhóm các biện pháp vi mô 73
    2.1. Nhóm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 73
    2.2. Nhóm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 75
    2.3. Nhóm biện pháp về thị trường 76
    2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hợp tác quốc tế 76
    2.3.2 Xử lý thông tin về thị trường thế giới 76
    2.3.3 Cải tiến phương thức bán hàng và đẩy mạnh công tác tiếp thị 77
    2.3.4 Tham gia vào các thị trường giao dịch lớn trên thế giới 77
    2.4. Đào tạo cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu 78
    Kết luận 79
     
Đang tải...