Luận Văn Thực trạng môi trường tại địa điểm du lịch chùa hương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

    2.1. Sự xuống cấp của các tài nguyên du lịch
    2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
    2.1.1.1. Lượng khách du lịch hàng năm đổ về chùa Hương rất đông.
    Tuy nhiên mạng lưới vận chuyển khách còn ít và sơ sài đã gây nên tình trạng tắc nghẽn đôi lúc tại các hang động, tại các chùa. Điều đó vô hình chung cộng với ý thức bảo vệ các di sản, các tài nguyên du lịch của du khách còn kém đã gây ra những tác động tiêu cực làm hư hại nhiều đến các hang động, tượng đá, nhũ đá, chùa chiền
    Trích dẫn lời tác giả Đoàn Xuân Hoà trên báo giáo dục thời đại có đoạn: "Với lượng khách đổ về Hương Sơn hàng năm ngày càng tăng, nếu mỗi người cứ tự ý mình có những hành động gây tổn hại đến cảnh quan nơi đây, thì vài chục năm nữa những thế hệ sau khi đến đây chỉ được chiêm ngưỡng những công trình do con người xây dựng".
    2.1.1.2. Chính quyền và dân cư sở tại có sự khai thác quá mức gây ra sự xuống cấp của tài nguyên du lịch nơi đây
    Trước đây các cấp, ban ngành có liên quan đến du lịch đều cho rằng, lượng khách du lịch đến các điểm du lịch càng nhiều sẽ là một dấu hiệu tốt chứng tỏ điểm du lịch đó đang thu hút khách du lịch. Điều đó xét trên một khía cạnh nào đó là rất đúng. Tuy nhiên họ đâu biết tằng nếu cứ tiếp tục để tình trạng đó xảy ra thì trong tương lai có thể sẽ không còn khả năng khai thác được tại điểm du lịch đó nữa, bởi vì mỗi điểm du lịch chỉ có một sức chứa nhất định và lượng khách du lịch tại một thời điểm nào đó phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng sức chứa đó.
    Hiện nay chính quyền xã Hương Sơn và Sở du lịch Hà Tây vẫn chưa nhận thức đúng đắn về nguyên tác đó. Vì vậy tình trạng quá tải về khách du lịch diễn ra hàng ngày tạiđây (nhất là những ngày nghỉ) mỗi dịp lễ hội.
    2.1.3. Nghịch lý giữa thu và chi: "Nhiều công trình, điểm du lịch hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa được tồn tại".
    Với nguồn thu hàng năm cộng với sự hỗ trợ của nhà nước và tổng cục du lịch là những nguồn kinh phí lớn cho việc thực hiện các dự án trùng tu và cải tạo tại đây. Tuy nhiên, tiền "rót" xuống thì nhiều nhưng việc sử dụng lại chưa có hiệu quả hoặc không hiệu quả. Vì vậy cần có biện pháp quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng các nguồn kinh phí trong việc thực thi các dự án trùng tu tại đây.
    2.1.4. Phải chăng các ban ngành chức năng làm ngơ hoặc bất lực trước những hành vi phá hoại của người dân nơi đây?
    Cứ sau mỗi mùa lễ hội, người dân nơi đây cho nổ mìn lấy đá (có tổ chức) là một việc làm phổ biến. Tuy nhiên họ không có ý thức được hiểm hoạ mà họ gây ra trước mắt và lâu dài. Mặt khác chính quyền nơi đây dường nhưu làm ngơ trước những việc làm đó và cứ để nó diễn ra thường xuyên. Thiết nghĩ các ban ngành chức năng cần có những biện pháp tích cực hơn để ngăn ngừa và chấm dứt những hành vi gây hại trên.



     
Đang tải...