Đồ Án Thực trạng môi trường tại cảng dầu B12

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng môi trường tại cảng dầu B12
    LỜI NÓI ĐẦU

    Dầu khí và các sản phẩm chế biến của chúng là những nguyên nhiên liệu chiến lược phục vụ cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế, chúng được ví như máu cần cho sự sống của con người. Tùy theo sự phát triển của nền kinh tế mà nhu cầu sử dụng xăng dầu của các quốc gia nhiều ít khác nhau với nhiều chủng loại khác nhau. Khi tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam được đẩy mạnh và tiến hành một cách đồng bộ, máy móc kỹ thuật vào Việt Nam ngày càng nhiều thì nhu cầu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam tăng lên không ngừng. Tuy nhiên, đến nay ta vẫn chưa lọc được dầu, lượng nhập khẩu hàng năm là 100%. Có thể đơn cử một số số liệu về nhập khẩu xăng dầu vào nước ta qua một số năm gần đây:
    *1990: 2.643.124 (tấn)
    *1992: 3.195.529 (tấn)
    *1994: 2.825.537 (tấn)
    *1999: 7.244.000 (tấn)
    Lượng xăng dầu được nhập vào nước ta chủ yếu thông qua các cảng biển. Trong số 5 cảng biển được công nhận là cảng xăng dầu cấp quốc gia, Cảng B12 (nằm tại vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh) đóng một vai trò rất quan trọng. Xăng dầu nhập vào qua cảng B12 đáp ứng hầu hết nhu cầu xăng dầu cho các ngành công nghiệp chủ chốt cũng như cho các phương tiện giao thông vận tải ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung của nước ta.
    Song vị trí của cảng B12 lại là nơi du lịch, nghỉ ngơi, gần khu vực dân cư sinh sống và đặc biệt là nằm trong khu vực vịnh Hạ Long-một di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận, nên hoạt động nhập khẩu xăng dầu của cảng đã và đang gây sức ép lớn lên môi trường ở đây.
    Chính vì thế, người viết muốn tìm hiểu về “Thực trạng môi trường tại cảng dầu B12”, đồng thời “trên cơ sở những Tiêu Chuẩn Việt Nam và Quốc Tế về bảo vệ môi trường”, đưa ra một số ý kiến nhằm “bảo vệ môi trường và bảo đảm sự hoạt động an toàn và ổn định của cảng”. Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Phụ Lục và Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo, bố cục của bài tiểu luận chia làm ba phần chính:
    * Phần I: Tiêu Chuẩn Việt Nam và Quốc Tế về bảo vệ môi trường.
    * Phần II: Thực trạng môi trường tại cảng dầu B12.
    * Phần III: Các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự hoạt động an toàn và ổn định của cảng dầu B12.
    Do trình độ có hạn, em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy giáo để nội dung và bố cục bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn
     
Đang tải...