Tiến Sĩ Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1 Môi trường, sức khỏe và bệnh tật ở người lao động 3
    1.2 Công nghiệp dệt may và môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở người lao động 10
    1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật ở người lao động 20
    1.4 Nghiên cứu can thiệp nhằm giảm thiểu tác hại, bảo vệ và tăng cường
    sức khỏe và phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp 24
    1.5. Các công ty may tại Thái Nguyên và một số đặc thù liên quan đến
    ATVSLĐ và CSSK công nhân
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 32
    2.4 Nội dung và các nhóm chỉ số nghiên cứu 43
    2.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 45
    2.6 Phương pháp khống chế sai số 47
    2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 48
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
    3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 49
    28 3.2 Thực trạng môi trường lao động, Kiến thức, Thái độ, Thực hành về
    ATVSLĐ của công nhân may
    3.3 Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan của công nhân
    may Thái Nguyên
    3.4 Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp đảm bảo ATVSLĐ và chăm
    sóc sức khỏe công nhân may Thái Nguyên
    Chương 4. BÀN LUẬN 78
    4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 78
    4.2 Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của công nhân may tại
    Thái Nguyên
    4.3 Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của công nhân may 89
    4.4 Hiệu quả của các giải pháp can thiệp đảm bảo ATVSLĐ và giảm
    thiểu bệnh hô hấp trong công nhân may Thái Nguyên 92
    KẾT LUẬN 98
    KHUYẾN NGHỊ 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Dệt may được hình thành và phát triển từ thời thượng cổ. Tuy nhiên, đến thời
    điểm hiện tại, điều kiện lao động của công nhân ngành công nghiệp này tại nhiều
    nước vẫn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ bất lợi đối với sức khỏe.
    Ở nước ta ngành công nghiệp dệt may đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú
    trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, song vẫn còn nhiều vấn đề về môi
    trường và sức khỏe chưa được giải quyết thỏa đáng. Cũng như nhiều nước đang
    phát triển, do đặc điểm ngành nghề, công việc, đặc thù của ngành may ở nước ta là
    lao động nữ, chiếm khoảng 80-90% lực lượng sản xuất, thời gian làm việc trung
    bình thường trên 8giờ/ngày, nhiều khi công nhân phải làm việc tăng ca tới 10-12
    giờ/ngày. Môi trường lao động của ngành may ở nước ta thường bị ô nhiễm do bụi
    kết hợp với vi khí hậu bất lợi . Tất cả các yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng đến sức
    khỏe người lao động. Nếu phơi nhiễm lâu ngày, người lao động dễ mắc các rối loạn
    bệnh lý nghề nghiệp, đặc biệt là các bệnh hô hấp nghề nghiệp [17], [48].
    Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy môi trường
    lao động và sức khỏe công nhân dệt may mang những đặc thù riêng so với các
    ngành công nghiệp khác. Trong các nghiên cứu về môi trường và sức khỏe công
    nhân dệt may tại Bangladesh và Pennsylvania, Philadelphia (USA), những năm gần
    đây các tác giả Bianna D., Ganer A., Boha S. (2013) [80], Denis Hadjiliadis, David
    Zieve . (2014) [86], đã ghi nhận về điều kiện lao động còn nhiều bất cập, các tồn tại
    về môi trường và điều kiện lao động là rất khó cải thiện như vi khí hậu không thuận
    lợi, ô nhiễm bụi . Các tác giả cũng chỉ ra rằng có sự gia tăng tỷ lệ một số bệnh ở



    người lao động dệt may, đặc biệt là các bệnh hô hấp là do ảnh hưởng của các yếu tố
    nguy cơ đặc thù.
    Để góp phần chăm sóc, bảo vệ môi trường và sức khoẻ người lao động dệt
    may, phòng chống các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, cũng đã có nhiều nghiên
    cứu của các tác giả trong nước được tiến hành từ nhiều năm nay. Các nghiên cứu đã
    cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm gia tăng nhiều bệnh
    nghề nghiệp, đặc biệt là gia tăng các bệnh đường hô hấp [39]. Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống, đặc biệt là thiếu các nghiên cứu can thiệp
    chăm sóc sức khỏe người lao động.
    Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều nhà máy, xí nghiệp và được coi là tỉnh công
    nghiệp phát triển cả về quy mô sản xuất cũng như y tế lao động từ những năm 60
    của thế kỷ XX. Ngành công nghiệp dệt may cũng được hình thành và phát triển từ
    rất sớm. Hiện nay trên địa bàn có khoảng 20 Công ty, xí nghiệp may mặc lớn với
    khoảng 2 vạn lao động. Tuy nhiên, công tác y tế lao động của ngành công nghiệp
    này lại đang tồn tại nhiều bất cập cả về nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ. Cho
    đến nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về môi trường, sức khỏe, bệnh tật cũng
    như các yếu tố ảnh hưởng đối với sức khỏe người lao động được tiến hành. Chúng
    tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở
    công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”, với 3
    mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của công nhân may Thái
    Nguyên năm 2012.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân may
    Thái Nguyên.
    3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp đảm bảo an toàn vệ sinh
    lao động và chăm sóc sức khỏe của công nhân may Thái Nguyên.
     
Đang tải...