Tiến Sĩ Thực trạng môi trường làm việc, sức khoẻ, kiến thức, thực hành phòng bệnh của người chăn nuôi gia cầ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Thực trạng môi trường chăn nuôi gia cầm và sức khỏe của người lao động chăn nuôi gia cầm 3
    1.1.1. Thực trạng điều kiện - môi trường chăn nuôi gia cầm . 3
    1.1.2. Thực trạng về sức khoẻ của người lao động chăn nuôi gia cầm . 5
    1.1.3. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp 6
    1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến môi trường và những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm . 7
    1.2.1. Hộ chăn nuôi gia cầm . 7
    1.2.2. Môi trường 7
    1.2.3. Yếu tố tác hại nghề nghiệp trong chăn nuôi gia cầm và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe người lao động . 11
    1.2.4. Các bệnh gây ra do tiếp xúc trực tiếp với môi trường chăn nuôi gia cầm . 15
    1.2.5. Bệnh do vi sinh vật . 16
    1.2.6. Bệnh nghề nghiệp và những bệnh liên quan tới nghề nghiệp 18
    1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện môi trường chăn nuôi gia cầm tới sức khỏe người lao động 19
    1.3.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐKMT chăn nuôi gia cầm tới sức khỏe người lao động trên thế giới . 19
    1.3.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện môi trường chăn nuôi gia cầm tới sức khỏe người lao động tại Việt Nam 23
    1.4. Các giải pháp cải thiện môi trường nâng cao sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm 28
    1.4.1. Các giải pháp cải thiện môi trường chăn nuôi gia cầm trên thế giới . 28
    1.4.2. Các giải pháp cải thiện môi trường chăn nuôi gia cầm tại Việt nam . 28
    1.5. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, chăn nuôi gia cầm ở huyện Phú Xuyên 30
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 33
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 34
    2.3.2. Giai đoạn 1 35
    2.3.3. Giai đoạn 2 43
    2.3.4. Khống chế sai số trong nghiên cứu . 47
    2.3.5. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 48
    2.3.6. Đạo đức nghiên cứu 48
    2.3.7. Hạn chế của đề tài . 48
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 50
    3.1. Thông tin chung về các thành viên thuộc các hộ gia đình tham gia nghiên cứu . 50
    3.2. Thực trạng môi trường làm việc, sức khoẻ, kiến thức, thực hành phòng bệnh của người chăn nuôi gia cầm . 52
    3.2.1. Thực trạng các yếu tố môi trường tại các chuồng/trại chăn nuôi gia cầm 52
    3.2.2. Điều kiện chăn nuôi và vệ sinh chuồng/ trại gia cầm 55
    3.2.3. Kết quả phỏng vấn người trực tiếp chăn nuôi gia cầm (n = 185) 60
    3.2.4. Thực trạng sức khỏe của các đối tượng nghiên cứu và các thành viên trong các hộ gia đình nghiên cứu . 69
    3.3. Hiệu quả can thiệp giáo dục truyền thông . 72
    3.3.1. Hiệu quả can thiệp thay đổi điều kiện môi trường chăn nuôi gia cầm . 72
    3.3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành 77
    Chương 4: BÀN LUẬN 85
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 85
    4.2. Thực trạng một số yếu tố môi trường, sức khoẻ, kiến thức, thực hành phòng bệnh của người chăn nuôi gia cầm 87
    4.2.1. Thực trạng một số chỉ số về vệ sinh chăn nuôi 87
    4.2.2. Điều kiện chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm . 91
    4.2.3. Kiến thức và thực hành về vệ sinh chăn nuôi . 96
    4.2.4. Tình hình sức khỏe và bệnh tật của con người liên quan đến môi trường chăn nuôi gia cầm 101
    4.3. Hiệu quả can thiệp giáo dục truyền thông thay đổi kiến thức, thực hành và điều kiện vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia cầm 105
    4.3.1. Cải thiện về điều kiện chuồng/trại và vệ sinh môi trường chuồng nuôi 105
    4.3.2. Cải thiện về kiến thức, thực hành về vệ sinh chăn nuôi và sử dụng phòng hộ lao động . 107
    4.3.3. Cải thiện về hiểu biết bệnh tật và sức khỏe của con người liên quan đến chăn nuôi gia cầm . 111
    4.4. Vấn đề quản lý liên quan đến ngành nghề . 113
    KẾT LUẬN . 116
    KIẾN NGHỊ 118
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam là Quốc gia gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành chăn nuôi là tất yếu, trong đó có nghề chăn nuôi gia cầm, thu hút đông đảo người lao động nhằm đảm bảo cung cấp nhu cầu về thực phẩm của người dân cũng như xuất khẩu ra cộng đồng quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm chắc chắn sẽ tác động không tốt đến môi trường sống cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
    Trên thế giới đã có những nghiên cứu về điều kiện môi trường làm việc, tình hình sức khoẻ của người lao động chăn nuôi gia cầm như nghiên cứu của W. Lenhart (1998), Eduard W và cộng sự (2000) [65], nghiên cứu của Brhel (2003) [63] và đã chỉ ra một số tác động của môi trường chăn nuôi gia cầm đến đời sống và sức khỏe của con người.
    Ở trong nước, các nghiên cứu về môi trường, điều kiện làm việc và sức khoẻ của người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm còn chưa có nhiều và chưa toàn diện, đặc biệt nghiên cứu về điều kiện an toàn vệ sinh lao động chăn nuôi gia cầm ở các hộ chăn nuôi gia đình hầu như chưa đề cập tới. Trong khi đó, việc chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ tại các hộ gia đình ở nước ta chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm tới 60% tổng số lượng gia cầm trên toàn quốc) so với chăn nuôi công nghiệp tập trung (nuôi công nghiệp 15%, bán công nghiệp 25%) [40]. Các hộ chăn nuôi gia cầm hầu như chưa áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, các kiến thức về công tác vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động còn hạn chế, kết hợp với nhận thức của người chăn nuôi về sức khoẻ nghề nghiệp chưa được đầy đủ, nên khả năng tiềm ẩn phát sinh nhiều bệnh tật mang tính nghề nghiệp do tiếp xúc và truyền nhiễm thông qua vật nuôi là không thể tránh được.

    Đặc biệt tại nông thôn Việt nam nghề chăn nuôi gia cầm mang tính truyền thống, gia cầm là những vật nuôi rất gần gũi với con người, đồng thời là những vật chủ mang trùng có thể trực tiếp hay gián tiếp lây lan sang người. Những năm gần đây tỷ lệ nhiễm các bệnh có nguồn gốc từ gia cầm sang người và cộng đồng đang là gánh nặng thực sự như chủng cúm H5N1 (xuất hiện năm 2003) và mới đây (2013) là chủng cúm A/H7N9 đã và đang xuất hiện và lưu hành gây ra gánh nặng bệnh tật tại Trung quốc và Đài loan; Cho đến nay mặc dù bệnh dịch đã và đang được khống chế, nhưng vẫn còn nguy cơ tái phát tại nhiều địa phương [7].
    .Để góp phần giảm bớt nguy cơ tác hại nghề nghiệp, bảo vệ và nâng cao sức khỏe đối với người lao động chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu về môi trường, điều kiện làm việc tại các chuồng/ trại, tiến hành khám, kiểm tra sức khoẻ và phát hiện bệnh tật cho người lao động tại các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm là cần thiết, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp tại huyện Phú xuyên, Hà nội” với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng môi trường làm việc, sức khoẻ, kiến thức, thực hành phòng bệnh của người chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Xuyên năm 2010.
    2. Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh lây lan từ gia cầm của người chăn nuôi gia cầm.
    Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, giáo dục nâng cao hiểu biết và thực hành về phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động chăn nuôi, giảm nguy cơ lây lan bệnh tật từ gia cầm sang người lao động và cộng đồng dân cư.
     
Đang tải...