Thực trạng mô hình học tập thường xuyên tại thôn/ xóm ở tỉnh Hòa Bình

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2011-10 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hữu Tiến
    Các thành viên tham gia: ThS. Đỗ Ngọc Miên; ThS. Bế Hồng Hạnh
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2011/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Việc thực hiện đề tài góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người và xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2011-2020; Nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực chuyên môn cho các thành viên tham gia đề tài.

    Đề tài cung cấp bức tranh tổng thể về các mô hình học tập thường xuyên (HTTX) tại thôn/xóm của Hòa Bình, góp phần khẳng định tính đúng và kết quả bước đầu việc xây dựng và phát triển mô hình câu lạc bộ phát triển cộng đồng (CLB PTCĐ) ở một số thôn/xóm của 3 huyện Lương Sơn, Kì Sơn và Kim Bôi (Hòa Bình).

    Chuyển giao kết quả nghiên cứu (NC) của Đề tài để Sở GD-ĐT Hòa Bình NC rút kinh nghiệm, ứng dụng; Chuyển giao Vụ GDTX - Bộ GD-ĐT kết quả NC của Đề tài để giới thiệu, triển khai ở những địa phương có nhu cầu và điều kiện.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu thực trạng mô hình HTTX tại thôn/xóm ở tỉnh Hòa Bình để có cơ sở đề xuất những khuyến nghị nhằm phát triển mô hình HTTX cho người dân ở thôn/xóm, góp phần xây dựng XHHT ở cơ sở.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến mô hình học tập thường xuyên ở cộng đồng: NC một số khái niệm có liên quan: HTTX, HTSĐ, cơ hội học tập, mô hình học tập, TTHTCĐ; NC mô hình HTTX ở cộng đồng (về mục đích, chức năng nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, chương trình và hình thức tổ chức học tập, quản lí điều hành, đội ngũ GV, HDV, nguồn lực).

    Nghiên cứu thực trạng mô hình HTTX tại thôn/xóm của Hòa Bình (về nhận thức, cách làm và các kết quả đạt được).

    Đề xuất một số khuyến nghị về việc phát triển mô hình HTTX tại thôn/xóm (về tổ chức, quản lí, về các điều kiện để phát triển mô hình HTTX tại thôn/xóm).

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Tám tổ, thôn, xóm, bản của tỉnh Hòa Bình.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Kết quả nghiên cứu lí luận
    1.1. Giáo dục thường xuyên
    1.2. Cơ hội học tập và học tập thường xuyên
    1.3. Xã hội học tập
    1.4. Mô hình học tập
    1.5. Cộng đồng và phát triển cộng đồng
    1.6. Mô hình học tập thường xuyên tại cộng đồng

    Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
    2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và sự phát triển các mô hình GDTX tại cộng đồng ở tỉnh Hòa Bình.
    2.2. Thực trạng mô hình HTTX ở một số thôn/xóm của tỉnh Hoà Bình.

    Chương 3: Đề xuất phát triển mô hình HTTX tại thôn/xóm
    3.1. Đề xuất mô hình Câu lạc bộ Phát triển cộng đồng
    3.2. Đề xuất triển khai mô hình HTTX tại thôn/ xóm.

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Việc thực hiện đề tài góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người và xây dựng XHHT giai đoạn 2011-2020; Nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực chuyên môn cho các thành viên tham gia đề tài.

    Đề tài cung cấp bức tranh tổng thể về các mô hình HTTX tại thôn/xóm của Hòa Bình, góp phần khẳng định tính đúng và kết quả bước đầu việc xây dựng và phát triển mô hình CLB PTCĐ ở một số thôn/xóm của 3 huyện Lương Sơn, Kì Sơn và Kim Bôi (Hòa Bình).

    Chuyển giao kết quả NC của Đề tài để Sở GD-ĐT Hòa Bình NC rút kinh nghiệm, ứng dụng; Chuyển giao Vụ GDTX (Bộ GD-ĐT) kết quả NC của Đề tài để giới thiệu, triển khai ở những ĐP có nhu cầu và điều kiện.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Đảng và Nhà nước, Bộ GD-ĐT và các Bộ ngành, các Tổ chức đoàn thể hữu quan đã và đang rất quan tâm tới việc xây dựng XHHT. XHHT là xã hội có thị trường học tập phong phú, với một hệ thống giáo dục linh hoạt và đa dạng. Ở đó, mọi người được đáp ứng tối đa các nhu cầu và cơ hội học tập, lấy sự học làm gốc, coi việc HTTX, HTSĐ làm lẽ sống, học để biết, để làm, để cùng chung sống và tồn tại.

    Kết hợp nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nhóm đề tài đã xác định CLB PTCĐ là mô hình phù hợp với việc HTTX tại thôn/xóm của người dân ở Hoà Bình nói riêng, các tỉnh trên toàn quốc nói chung. Các thành tố và mối quan hệ giữa chúng trong mô hình CLB PTCĐ cũng đã được nhóm đề tài làm rõ hơn trong phần này.

    Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn giáo dục và khả năng của mô hình HTTX tại thôn/xóm, nhóm đề tài có một số khuyến nghị như sau:

    Bộ GD-ĐT và các cấp ngành liên quan tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển hệ thống TTHTCĐ xã/phường/thị trấn, làm điểm tựa cho việc xây dựng và phát triển các mô hình HTTX tại thôn/xóm;

    UBND tỉnh, Sở GD-ĐT và các Ban ngành liên quan ở Hoà Bình sớm tổng kết, rút kinh nghiệm để củng cố, phát triển thực sự mô hình này tới tất cả các thôn/xóm trong tỉnh nhà, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình;

    Đề nghị Bộ GD-ĐT sớm giới thiệu để nhân rộng, phát triển mô hình CLB PTCĐ tới những địa bàn thích hợp;

    CLB PTCĐ là mô hình học tập tại thôn xóm/thiết chế mới, nên còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu: Vấn đề quản lí Nhà nước đối với mô hình HTTX tại thôn bản; Sự tham gia điều hành của cộng đồng; Vai trò hỗ trợ của Nhà nước; Cơ chế phối kết hợp giữa mô hình HTTX tại thôn bản với các tổ chức ban ngành đoàn thể cơ sở; Các hiệu quả khác của mô hình; Chương trình, nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lí và điều hành của cộng đồng v.v. Nhóm đề tài đề nghị Viện KHGDVN, Bộ GD-ĐT cho phép nhóm đề tài được tiếp tục nghiên cứu với quy mô lớn hơn.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...