Luận Văn Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn ở địa phương

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Các công trình nghiên cứu cũng như hiện thực cuộc sống đã chứng minh vai trò của con người đối với xã hội, vai trò của gia đình đối với mỗi con người.
    Từ ngàn đời nay gia đình luôn là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Những nhân cách ấy đã góp phần tạo nên bộ mặt của mỗi Quốc gia. Những gia đình tốt đẹp sẽ xây dựng được một xã hội tiến bộ văn minh, một xã hội tiến bộ văn minh là cơ sở để xây dựng một gia đình tốt đẹp. Chính vì vậy, vai trò và vị trí của gia đình ngày càng được quan tâm và đề cao trong xã hội.
    Để xây dựng được một gia đình tốt đẹp trước tiên chúng ta phải hiểu gia đình là gì? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Khởi nguồn của quan hệ gia đình đó chính là quan hệ hôn nhân, là việc kết hôn giữa người nam và người nữ theo những điều kiện mà pháp luật quy định.
    Như vậy, chúng ta thấy một cuộc hôn nhân tốt đẹp sẽ là nền tảng để xây dựng một gia đình và một xã hội tốt đẹp.
    xã hội ngày càng thay đổi và phát triển, điều này đã khiến cho các bộ phận đã tạo nên xã hội cũng thay đổi và phát triển không ngừng. Và sự vận động, sự biến đổi của gia đình là điều tất yếu. Bởi gia đình là tế bào của xã hội. Nền kinh tế thị trường trong thời kì mở cửa, hội nhập đã tác động lên mọi mặt, mọi mối quan hệ của xã hội. Trong đó có mối quan hệ giữa con người với nhau. Sự tác động này tạo nên sự phát triển nhưng một mặt cũng gây nên mặt trái đối với các vấn đề trong xã hội.
    Mối quan hệ gia đình, hay mối quan hệ vợ chồng, cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp, trong quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại được tôn trọng và phát huy. Thì mặt trái của xã hội đã tạo nên một thực trạng đáng lo ngại: Đó là vấn đề ly hôn ngày càng trở nên phổ biến và trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm.
    Thực trạng đáng lo ngại này cũng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình cũng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Thị xã Hưng Yên. Thị xã Hưng Yên là một miền đấtcó nhiều chiến tích lịch sử, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các cơ quan pháp luật của Thị xã luôn quan tâm bên cạnh xây dựng và phát triển nền kinh tế là xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội. Số lượng gia đình văn hoá ngày một lớn.
    Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó thì các vụ án ly hôn vẫn ngày một tăng và phổ biến. Thực trạng này kéo theo những hậu quả mang tính tiêu cực không chỉ về mặt đạo đức mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội của Thị xã.
    Trước thực trạng đáng lo ngại, cũng như tác hại của vấn đề ly hôn đối với xã hội. Người thực hiện chuyên đề này, với các kiến thức được các thầy cô giáo bộ môn Luật hôn nhân và gia đình truyền dậy, cũng như quá trình nghiên cứu của bản thân, muốn đóng góp một phần công sức của mình vào việc hạn chế, khắc phục tình trạng ly hôn. Để Thị xã Hưng Yên ngày một phát triển mạnh mẽ, xứng đáng hơn nữa với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Giữ vững và phát triển bản sắc văn hoá để góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước.
    Chuyên đề thực tập: “ Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn ở địa phương” được hoàn thành với sự giúp đỡ, đóng góp nhiệt tình của tất cả các bác, các chú, các anh chị cán bộ. công nhân viên chức Toà án nhân dân Thị xã Hưng Yên, và các ban ngành hữu quan khác.
    Trong quá trình thực tập và nghiên cứu ở địa phương mình do kinh nghiệm còn hạn chế trong việc tìm hiểu, thu thập và đánh giá thông tin một cách hệ thống và khoa học còn nhiều hạn chế nên đề tài của em còn có những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự sửa chữa, đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên, để em có một nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, để từ đó áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn.

    MỤC LỤC
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    B. NỘI DUNG
    I. Nhận thức về ly hôn
    II. Thực trạng ly hôn ở địa phương
    III. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ly hôn
    IV. Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn
    1. Giải pháp kinh tế, chính trị xã hội
    2. Giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đứcư
    V. Một số vấn đề tồn tại ở địa phương.
    VI. Một số kiến nghị trong thời gian thực tập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...