Tiểu Luận Thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ - nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN CUỐI KỲ I

    MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

    ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG LY HÔN SỚM
    TRONG GIỚI TRẺ

    ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH )


    I. TÍNH BỨC XÚC CỦA VẤN ĐỀ
    Ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án Nhân dân tối cao về vấn đề hôn nhân và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước ta đổi mới. Năm 1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn, năm 1996 là 43.000, năm 2001 là 54.479 vụ và 2006 là 69.523 vụ.
    Tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).
    Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. PGS.TS Nguyễn Hữu Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng này đang tiếp tục tăng. "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các nguyên nhân để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều khác biệt trong sinh hoạt", ông Minh nói.

    Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Quan hệ hôn nhân được thiết lập một cách tự nguyện, gia đình sẽ bền vững. Ngược lại, hôn nhân bị ép buộc, lạc hậu thì rất khó để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Trên thế giới cũng như ở nước ta, quan hệ hôn nhân và gia đình đang biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi của xã hội kéo theo những biến đổi lớn trong đời sống gia đình.
    Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, để lại cho cá nhân trong cuộc và xã hội những hậu quả nặng nề. Ly hôn được rất nhiều ban ngành quan tâm, nghiên cứu, trong đó có xã hội học. Xét từ góc độ xã hội học: “Nếu hôn nhân là hiện tượng bình thường thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng nó không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, khi hôn nhân không còn mang ý nghĩa như ban đầu, khi tình yêu hôn nhân ấy đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là cái vỏ bề ngoài , là sự giả dối”. (Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động. Tạp chí Xã hội học, số 1(57), năm 1997). Mặt tiến bộ của ly hôn là giải phóng cho mỗi cá nhân khi hôn nhân của họ đã thực sự tan vỡ. Ly hôn mang đến cho họ một cuộc sống mới. Nhưng mặt không tiến bộ của ly hôn là để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân trong cuộc và cho xã hội.
    Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay.
    Song, ly hôn đang là thực trạng bức xúc của xã hội. Bởi, ly hôn kéo theo sự phân chia tài sản, con cái, chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng Xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi ly hôn xảy ra như tình trạng trẻ em phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh.
    Bên cạnh đó, có một thực trạng đáng báo động, đang ngày một phổ biến và có xu hướng gia tăng là hiện tượng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ. Theo thống kê của tòa án nhân dân các cấp, năm 1994 cả nước có 22.000 vụ ly hôn. Bốn năm sau, con số này được nhân lên hai lần. Và theo ước tính, năm 2006 vừa qua, cả nước có khoảng 66.000 vụ ly hôn. Tòa án nhân dân (TAND) lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo động.
    Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh): tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4% , tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Con số khó tin, nhưng đó là sự thực. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1 - 7 năm và hầu hết đã có con Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là 34,7%, từ 30-dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ ”.
    Thực trạng này đang trở nên thực sự nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong nước, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Theo báo cáo của tòa án nhân dân Tp. Sài Gòn thì từ năm 1985-1990 chỉ riêng Tp. Sài Gòn có 21.834 vụ ly hôn, vậy trung bình một năm là 3.639 vụ thì từ năm 1990-1995 lên tới 31.697 vụ, trung bình mỗi năm là 5.283 vụ. Như vậy so với các năm trước 1990 thì mỗi năm sau tăng lên gần 2000 vụ. Theo số liệu năm 1995 tại Tp Sài Gòn, có 5.195 vụ ly hôn trên tổng số 15.918 đôi kết hôn. Như vậy cứ 3 đôi kết hôn thì có 1 đôi ly hôn. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn gia đình và ly hôn FDC, thuộc Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam chia sẻ: “Nhiều thông tin phản ánh cho rằng, tình trạng ly hôn ở TP HCM đang gia tăng là sự thật”.
    Việt Nam đang trên chặng đường Công nghiệp hoá – hiệ đại hoá, tiến lên chủ nghĩa xã hội trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...