Báo Cáo Thực trạng lao động nông thôn ở các làng nghề

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Hoàng Lan Hương, 1/12/12.

  1. Hoàng Lan Hương

    Bài viết:
    142
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trước xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của toàn cầu hoá, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người được đặt vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định.
    Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước. Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìm hảm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài ‘Thực trạng lao động nông thôn ở các làng nghề’ để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.
    Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Quỳnh Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên hiểu biết của em về vấn đề còn hạn chế nên em hy vọng cụ có thể cho em ý kiến để lần sau em có thể hoàn thiện đề tài hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

    SV: Nguyễn Phương Hiếu





    Phần I
    Cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động nông thôn ở các làng nghề

    I. Các khái niệm cơ bản về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn
    1. Các khái niệm cơ bản:
    a. Khái niệm chung về lao động.
    Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
    Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tủôi lao động (trên độ tủôi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân .
    Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm :
    - Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
    - Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang học, đang làm côg việc nội trợ trong gia đình, nhưng có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
    Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực ) và sức khoẻ (thể lực)của người lao động.
    Lực lượng lao động theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc tế (ILO-International Labour Organization ) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp
     
Đang tải...