Luận Văn Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại tỉnh bắc ninh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại tỉnh bắc ninh
    I. Lao động và vai trò của lao động
    1. Khái niệm về nguồn lao động
    Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người không thuộc độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động) nhưng vẫn đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
    Ở các nước khác nhau, việc quy định độ tuổi lao động cũng khác nhau, thậm chí ở các giai đoạn khác nhau thì việc quy định độ tuổi này cũng khác nhau. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổi lao động là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau ( 60 tuổi, 64 tuổi ). Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật Lao Động thì cận dưới độ tuổi lao động là 15, cận trên là 55 tuổi đối với lao động nữ và 60 tuổi đối với lao động nam.
    2. Lao động nông nghiệp nông thôn
    Lao động nông nghiệp nông thôn là một bộ phận trong nguồn lao động, có khả năng và nguyện vọng tham gia lao động, và làm việc trong các ngành nông nghiệp ở nông thôn.
    Lao động nông nghiệp nông thôn là lao động chủ yếu làm việc trong kinh tế hộ gia đình, lao động tự làm. Với mục đích là cùng với các thành viên khác trong gia đình làm tăng sản lượng hoặc thu nhập cho gia đình.
    Nông thôn là khu vực có tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, vì vậy cung lao động ở khu vực này tăng nhanh. Nhưng cầu lao động ở khu vực này lại tăng chậm do nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế và ngày càng bị hạn chế do tác động của sự phát triển kinh tế.

    3. Vai trò của lao động trong sản xuất
    Lao động có vai trò vô cùng quan trọng, biểu hiện là qua hai vai trò chính sau:
    - Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Nó được coi là có vai trò chủ động so với các yếu tố khác. Với vai trò này, lao động được xem xét trên hai mặt đó là chi phí và lợi nhuận.
    - Lao động còn là một bộ phận của dân số, là những người được hưởng thụ trực tiếp những lợi ích của quá trình phát triển kinh tế mang lại và cũng là người chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động xấu của nó. Các quốc gia hiện nay đều nhấn mạnh đến mục tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Tức là lao động được coi là động lực tăng trưởng kinh tế và tạo ra thay đổi căn bản cho xã hội.
     
Đang tải...