Tiểu Luận Thực trạng lạm phát tiền tệ và sự vận dụng lạm phát ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TIỀN TỆ VÀ SỰ VẬN DỤNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM​
    PHẦN MỞ ĐẦU


    Cụm từ “Lạm phát” luôn gắn liền khi chúng ta nói đến quá trình phát triển kinh tế. Tại sao vậy? Lạm phát là gì, có tác động gì đến nền kinh tế, thực trạng lạm phát ở nước ta thế nào, chúng ta có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này ??? Tôi chắc rằng có lẽ tất cả chúng ta đều có những kiến thức sơ qua về vấn đề này, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu chính xác về Lạm phát tiền tệ- một cái gai nhức nhối- một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế hàng hoá!


    Thực tế cho thấy rằng trong giai đoạn hơn 20 năm vừa qua ( từ 1985 đến 2007) tỷ lệ lạm phát ở nước ta đã biến động rất mạnh qua từng năm. Tỷ lệ lạm phát giữa các năm chênh lệch khá lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế.


    Về mặt lý thuyết, trong lý thuyết tiền tệ cổ điển và cận đại, cũng như hiện đại, lạm phát tiền tệ vẫn được xem như một vấn đề nan y mà không có cách nào có thể loại bỏ nó ra khỏi đời sống kinh tế. Lạm phát tiền tệ mang lại nhiều tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế vì nó luôn luôn gắn với tình trạng mất giá của đồng tiền. Khi tình trạng mất giá của đồng tiền xảy ra thường xuyên và liên tục với mức độ lớn thì moị hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ, nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội sẽ nảy sinh.


    Cho đến nay, con người vẫn chưa thể tìm ra giải pháp để triệt phá nó tận gốc mà chỉ mới biết cách kìm chế và đẩy lùi nó. Vì vậy, lạm phát đã, đang, và sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế sản xuất hành hoá hiện nay của nước ta cũng như nền kinh tế các nước trên thế giới nói riêng. Đây luôn là vấn đề kinh tế mà tính thời sự của nó có thể nói là hàng ngày hàng giờ. Đây cũng là vấn đề kinh tế rất phức tạp đòi hỏi phải có một sự trao đổi, nghiên cứu thật đầy đủ, toàn diện và sâu sắc, dựa trên cơ sở những nguyên lý về lạm phát tiền tệ cũng như thực tiễn của đất nước mới có thể có những quan niện chính xác và có tính khả thi cao.


    Là một sinh viên kinh tế, em có trách nhiệm phải tìm tòi học hỏi về các vấn đề của nền kinh tế, đặc biệt là những vấn đề nóng hổi như Lạm phát tiền tệ, cùng với nhưng kiến thức đã được học trên lớp, nhằm mục đích trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn và xã hội phong phú, phục vụ cho tương lai sau này.
    Vì tất cả nhưng lý do trên đây, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng lạm phát tiền tệ và sự vận dụng lạm phát ở Việt Nam” đề nghiên cứu. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu xót, mong các thầy cô chỉ bảo thêm cho em!


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU - 2 -
    PHẦN NỘI DUNG - 3 -


    A/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT - 3 -
    I/ Bản chất của lạm phát - 3 -
    1.Lạm phát là gì? - 3 -
    2.Đo lường - 3 -
    3.Phân loại - 4 -
    II / Những tác động của lạm phát tới nền kinh tế - 5 -
    1.Tác động của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế - 5 -
    2.Tác động của lạm phát tới lãi suất - 6 -
    3.Tác động của lạm phát đến thất nghiệp - 6 -
    Tỷ lệ lạm phát - 6 -


    B/ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC - 8 -
    I/ Thực trạng lạm phát ở nước ta - 8 -
    1.Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986) - 8 -
    2.Thời kỳ bắt đầu đổi mới (1986 – 1990) - 8 -
    3.Thời kỳ nền kinh tế đi vào ổn định (1991 – 1995) - 8 -
    4.Thời kỳ nền kinh tế có dấu hiệu trì trệ ( 1996 – 2000 ) - 9 -
    5.Thời kỳ nền kinh tế có những bước phát triển mới (2001 – 2004) - 10 -
    6.Lạm phát trong các năm 2004, 2005, 2006 và năm 2007 - 10 -
    II/ Môt số giải pháp thực hiện chống lạm phát - 15 -
    1.Xây dựng phương pháp tính toán lạm phát cơ bản, dự báo lạm phát - 15 -
    2.NHNN cần tăng cường phát triển các nghiệp vụ NHNN - 15 -
    3.Tăng cường quản lý và nâng cao dự trữ tiền tệ quốc gia - 15 -
    4.Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước - 16 -
    5.Chính sách thuế - 16 -
    6.Đối với NSNN - 16 -
    7.Đối với nguồn vốn nước ngoài - 16 -
    8.Kiểm soát tình trạng thanh toán bằng tiền mặt - 16 -
    9.Chính sách đầu tư - 17 -
    10.Xây dựng hoàn thiện chính sách ngoại thương phù hợp với chiến lược tăng cường và hội nhập kinh tế quốc tế - 17 -


    PHẦN KẾT LUẬN - 18 -
    Danh mục tài liệu tham khảo - 19 -
     
Đang tải...