Luận Văn Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2010-2011 và quý I năm 2012 và dự báo năm 2012

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời hạn nhất định. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, và giá các mặt hàng khác không thay đổi. Nhưng nếu mức giá chung tăng lên, ta có lạm phát. Ngược lại, nếu mức giá chung giảm xuống, ta có giảm phát. Lạm phát có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, ở nước ta, cách phổ biến cho đến nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh biến động về giá cả chung qua thời gian của một số lượng (hay còn gọi là “rổ”) hàng hóa, dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng phục vụ đời sống bình thường của người dân.
    Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô là bất lợi lớn đối với khuyến khích và thu hút đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so với các nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro hơn và không dự tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các doanh nghiệp nói chung không những phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả quy mô sản xuất hiện hành để đối phó với lạm phát cao.
    Thực tế cho thấy, lượng vốn FDI đăng ký bốn tháng đầu năm 2010 chỉ bằng 52% của cùng kỳ năm 2009. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, số doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn đăng ký đã giảm xuống, chỉ bằng khoảng 75% của cùng kỳ năm 2009. Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho thấy chỉ số lạc quan kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên ở Việt Nam trong quý I/2011 đã giảm đáng kể. Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng tiền khác của người lao động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập thực tế của họ giảm xuống. Ví dụ, trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động mất hơn 20%; từ đó, đời sống của đa số dân cư đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của đồng tiền nội tệ, làm xói mòn giá trị số tiền tiết kiệm của dân chúng; làm giảm lòng tin và mức độ ưa chuộng của người dân trong việc nắm giữ và sử dụng đồng nội tệ. Điều đó vừa gây áp lực thêm đối với lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô trước mắt, vừa làm xói mòn nền tảng phát triển lâu dài trong trung và dài hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...