Tiểu Luận Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
    5. Kết cấu của đề tài 2
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 3
    1.1. Tiền tệ. 3
    1.1.1. Định nghĩa tiền tệ. 3
    1.1.2. Bản chất tiền tệ. 3
    1.2. Lạm phát 3
    1.2.1. Khái niệm lạm phát 3
    1.2.2. Một số quan niệm về lạm phát 4
    1.2.3. Phân loại lạm phát 5
    1.2.3.1. Căn cứ vào định lượng. 5
    1.2.3.2. Căn cứ vào định tính. 6
    1.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 7
    1.2.4.1. Lạm phát do cầu kéo. 7
    1.2.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy. 8
    1.2.4.3. Lạm phát do cơ cấu. 8
    1.2.4.4. Lạm phát do cầu thay đổi 9
    1.2.4.5. Lạm phát do xuất khẩu. 9
    1.2.4.6. Lạm phát do nhập khẩu. 9
    1.2.4.7. Lạm phát do cung tiền tệ cao và liên tục. 9
    1.2.5. Mối quan hệ giữa lạm phát và một số biến số kinh tế vĩ mô. 10
    1.2.5.1. Quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 10
    1.2.5.2. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. 11
    1.2.6. Tác động của lạm phát 12
    1.2.6.1. Tác động về mặt kinh tế. 13
    1.2.6.2. Tác động về mặt chính trị-xã hội 14
    1.2.7. Đo lường lạm phát 16
    1.3. Các biện pháp kiềm chế lạm phát 17
    1.3.1. Biện pháp tình thế. 17
    1.3.2. Biện pháp chiến lược. 17
    Chương 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012. 18
    2.1. Lịch sử lạm phát ở Việt Nam 18
    2.2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. 20
    2.2.1. Năm 2008. 21
    2.2.2. Năm 2009. 22
    2.1.3. Năm 2010. 23
    2.2.4. Năm 2011. 25
    2.2.5. Năm 2012. 26
    2.3. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam 27
    2.3.1. Lạm phát do chi phí đẩy. 27
    2.2.2. Lạm phát do cung tiền tệ cao và liên tục. 28
    2.3.3. Do cầu kéo. 28
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2015. 29
    3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. 29
    3.2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. 29
    3.3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng. 30
    KẾT LUẬN 32



    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu tình hình lạm phát, các giải pháp kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỉ của nền kinh tế thị trường, mặc dù lý thuyết về lạm phát đã khá phát triển nhưng việc làm thế nào vận dụng các biện pháp để kiểm soát chúng có hiệu quả đối với mỗi nền kinh tế vẫn luôn là vấn đề phức tạp.
    Nhìn lại lịch sử lạm phát ở nước ta, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, lạm phát diễn ra kéo dài và nghiêm trọng. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế Việt Nam đồng thời ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế xã hội. Những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài đã đột ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Với sự điều hành quản lý của nhà nước, lạm phát đã phần nào được ngăn chặn, khắc phục; tuy nhiên với nhiều bất cập như thị trường tài chính tiền tệ kém phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các chính sách pháp luật vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ . lạm phát vẫn chưa thật sự được đẩy lùi mà còn có nguy cơ quay trở lại, diễn biến một cách phức tạp. Vì thế, việc tìm hiểu lạm phát trong thời gian qua, giai đoạn 2008-2012, về nguyên nhân, diễn biến, tác động, giải pháp sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh nghiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới. Chính vì những lý do trên nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012”.
    Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Th.s Phạm Thị Hoàng Mỹ đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát.
    - Tìm hiểu tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát trong những giai đoạn từ năm 2013-2015 góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước nhà.
    - Trang bị những kiến thức về chuyên nghành kinh tế, chính trị, kinh tế Việt Nam cho sinh viên.
    - Nâng cao khả năng thuyết trình, nghiên cứu, tổng hợp . của sinh viên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008-2012.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Sử dụng phương pháp thu thập, liệt kê, so sánh, xử lý số liệu kết hợp với các bài báo viết về tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm qua, cộng với phương pháp quan sát.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục, phần nội dung của bài viết bao gồm 3 chương như sau:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về lạm phát.
    Chương 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012.
    Chương 3. Một số giải pháp nhằm ứng phó lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2013-2015.

    Đà Nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2013
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...