Tiểu Luận Thực trạng lạm phát ở Trung Quốc và Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý lụân chung về lạm phát

    1. Khái niệm và các loại lạm phát

    Khái niệm lạm phát

    Có 2 cách tiếp cận

    - Thứ nhất: xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân của lạm phát.

    Lạm phát là quá nhiều tiền đi săn quá ít hàng.

    Hoặc Lạm phát là khi tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn năng suất lao động.

     chỉ đưa ra các cách giải thích khác nhau về nguyên nhân lạm phát, chưa phải là một định nghĩa lạm phát theo đúng nghĩa.

    - Thứ hai: tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát.

    Lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bình quân ) tăng lên.

     Đây là hiện tượng phổ biến hiện nay và xảy ra ở tất cả các nước với mức biến động giá khác nhau.

    Các loại lạm phát

    Căn cứ vào tốc độ lạm phát, chia ra làm 3 loại khác nhau:

    1.2.1. Lạm phát vừa phải:

    Lạm phát vừa xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm, ở mức 1 con số.

    1.2.2. Lạm phát phi mã:

    Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức hai, ba con số như 20%, 100% hoặc 200%/ năm.

    1.2.3. Siêu lạm phát:

    Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã có thể lên tới hàng nghìn tỷ lần.

    Đặc trưng cơ bản của các cuộc siêu lạm phát:

    - siêu lạm phát có sức phá huỷ mạnh toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

    - lạm phát thường xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị.

    - Nguyên nhân duy nhất của mức tăng giá khủng khiếp là do phát hành tiền giấy không hạn chế nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN.

    2. Nguyên nhân lạm phát

    2.1. Lạm phát cầu kéo

    Đây là nguyên nhân do tổng cầu (AD )- tổng chi tiêu của xã hội tăng lên - vượt qua mức cung ứng hàng hoá của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả.

    Các lý do cụ thể:

    - Chi tiêu của chính phủ tăng lên

    - Chi dùng của các hộ gia đình tăng lên

    - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên

    - Do chính sách tiền tệ mở rộng

    - Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài

    2.2. Lạm phát chi phí đẩy

    Đặc điểm quan trọng của loại lạm phát chi phí đẩy là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội. Chi phí sản xuất có thể tăng lên do:

    - Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động.

    - Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hoá lên.

    - Do giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, có thể do áp lực lạm phát của nước xuất khẩu, hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng .

    - Do sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với NSNN ảnh hưởng tới mức sinh lời của hoạt động đầu tư, giá cả tăng lên là tất yếu nhằm duy trì mức sinh lời thực tế.

    3. Hậu quả của lạm phát

    3.1. Lạm phát có thể dự tính được

    Mức lạm phát thực tế phù hợp với dự tính nên lạm phát không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng, hiệu quả và phân phối thu nhập.

    3.2. Lạm phát không thể dự tính

    Khi tỷ lệ lạm phát biến động ngoài dự tính, nó tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội:

    - Lạm phát tạo nên sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội

    - Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội

    - Lãi suất tăng lên

    - Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

    - Ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp

    4. Các giải pháp kiềm chế lạm phát

    4.1. Giá của chính sách chống lạm phát

    4.2. Các giải pháp giảm tỷ lệ lạm phát

    4.2.1. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu

    Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu, gồm:

    - chính sách tiền tệ khan hiếm

    - kiểm soát chi tiêu của NSNN

    - thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm giảm tiêu dùng

    4.2.2. Nhóm giải pháp tác động vào cung

    Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội.

    4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá

    - Giải pháp tình thế : nhập khẩu hàng hóa, nhất là các hàng hoá khan hiếm góp phần giảm áp lực đối với giá cả.

    - Chiến lược dài hạn: tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước.

    Lạm phát đang công phá nhiều nền kinh tế, nhưng đáng lo ngại hơn cả là bệnh dịch này không còn dừng lại ở Mỹ hay ở châu Âu mà nay đã tràn sang cả Trung Quốc - nơi tăng trưởng kinh tế là hi vọng, động lực của kinh tế toàn cầu.

    Lạm phát ở Trung Quốc vẫn đang tăng bất chấp các giải pháp cấp bách của chính phủ nhằm “hạ nhiệt” nền kinh tế, như chính sách khuyến khích nông dân tăng cường nuôi lợn, hay quyết định tăng lãi suất lên gấp 6 lần của chính phủ hồi năm ngoái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...