Tiểu Luận Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​ Lời mở đầu. 1
    Phần nội dung. 2
    I. Lý luận chung về lạm phát. 2
    1. Khái niệm và phân loại lạm phát 2
    1.1. Các khái niệm 2
    1.2. Phân loại lạm phát. 2
    2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát. 2
    1.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ:. 2
    1.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo):. 3
    1.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:. 3
    1.4. Lạm phát dự kiến:. 3
    1.5. Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên còn có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình hình lạm phát. 3
    3. Những tác động của lạm phát. 3
    II. Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay. 4
    1.Thực trạng. 4
    2.Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 4
    3. Các biện pháp chống lạm phát ở nước ta. 5
    3.1. Các quan điểm và cách khắc phục. 5
    3.2. Các giải pháp mà Đảng và nhà nước cần quan tâm, thực hiện nhằm chống lạm phát ở nước ta hiện nay. 6
    Kết luận. 8
    Tài liệu tham khảo

    . 9
    Lời mở đầu Trong điều kiện xã hội hoàn cảnh của nước ta hiện nay, cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh bảo về sự thay đổi của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang có sự cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và tìm được chỗ đứng trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp đang phải nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt những vấn đề của thị trường cũng như của nền kinh tế mới. Bên cạnh những vấn đề nóng hổi cần quan tâm đó thì lạm phát cũng là vấn đề hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, là một vấn đề hết sức phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian cũng như trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp mà nó còn là nhiệm vụ của Chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội và đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay. Chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát nên với lượng kiến thức còn hạn chế, ở bài viết này em chỉ xin nghiên cứu và đề cập một phần đến vấn đề lạm phát và chống lạm phát ở nước ta. Bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi được những sai lầm, thiếu sót nên em rất mong nhận được sự dạy bảo của các thầy cô giáo để việc nghiên cứu về đề tài này được sâu sắc và hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ đã hướng dẫn em hoàn thành bài luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viênVũ Thị Hương Than​ Phần nội dung I. Lý luận chung về lạm phát. 1. Khái niệm và phân loại lạm phát 1.1. Các khái niệm Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy vào lưu thông so với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông, làm cho giá cả hàng hoá liên tục tăng với tốc độ cao. Lạm là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường nó xuất hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm. Trong bộ tư bản của mình Các mác viết "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện. Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường "Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian". 1.2. Phân loại lạm phát. + Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% năm. Hình thức lạm phát này làm cho giá cả biến động tương đối, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh. + Lạm phát phi mã: xảy ra khi giả cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá, lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến động kinh tế nghiêm trọng. + Siêu lạm phát, xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã. Nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh. Tiền tệ nhanh chóng bị mất giá, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra. Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp và trầm trọng. Chính vì thế các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại như trên. 2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát. 1.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ: Kinh tế đi vào lạm phát thương mại đồng tiền dần dần mất giá có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát chẳng hạn thời tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp dẫn đến giá lương tựhc tăng. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá hàng tiêu dùng cũng tăng, khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng, tăng lương đẩy giá lên cao. 1.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo): Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. áp dụng lạm phát sẽ tăng sau một đến ba năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức cung song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng cầu, sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy, lạm phát do cầu tăng lên hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó 1.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...