Tiểu Luận Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam & các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam & các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân
    Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam :
    __ Những năm gần đây,nền kinh tế của Vn đã ngày càng phát triển ,và việc Vn được gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (gọi tắt là WTO) đã tạo ra những thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp VN. Đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Vn không thể không nhắc đến các doanh nghiệp tư nhân Vn.
    Thực tế đã khẳng định rằng, khu vực KTTN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, chẳng hạn nước Mỹ - một nền kinh tế mạnh nhất thế giới đã thừa nhận sự phát triển của khu vực KTTN là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và hiện đang có 25 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN hoạt động trong nền kinh tế Mỹ.
    Đối với nền kinh tế nước ta, khu vực KTTN đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế và được thể hiện ở các mặt sau:
    Một là, khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.
    Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực KTTN thường tạo ra từ 70-90% việc làm cho toàn xã hội, còn ở Việt Nam khu vực KTTN đã tạo ra việc làm cho khoảng 6 triệu lao động trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ tạo ra việc làm cho khoảng 3 triệu lao động thôi. Điều này cho ta thấy ưu thế của khu vực KTTN về khả năng tạo ra việc làm cho xã hội bởi số lượng các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực KTTN rất lớn so với các khu vực kinh tế khác và vốn đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới rất thấp chỉ khoảng 6 triệu đồng đối với các cơ sở cá thể, khoảng 70 triệu-100 triệu đồng đối với các C«ng ty, doanh nghiệp nhà nước cần đầu tư từ 210 triệu-280 triệu, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đến 580 triệu-600 triệu đồng.
    Hai là, khu vực KTTN đóng góp quan trọng cho GDP và tăng trưởng kinh tế.
    Đối với nền kinh tế Việt Nam, khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP và thường tương đương với khu vực kinh tế nhà nước là khoảng 40% qua các năm (tham khảo số liệu ở biểu số 1). Bởi vậy, khu vực KTTN có đóng góp ngày càng quan trọng cho thu ngân sách nhà nước, năm 2001 đạt khoảng 6.400 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2000.
    Ba là, khu vực KTTN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân đối và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.
    Do các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên xây dựng thành các cụm công nghiệp ở đô thị nên sự phát triển các doanh nghiệp của khu vực KTTN sẽ tạo ra sự cân đối hơn cho các tỉnh miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa.
    Bốn là, khu vực KTTN góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực ở địa phương.
     
Đang tải...