Tiểu Luận Thực trạng kinh doanh & phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn GUOMAN Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện này ngành du lịch cso một vị trí quan trọng. Nó không chỉ làm một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cào mà còn là đòn bẩu thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh đó sự phát triển của du lịch đã kích thích nỗ lực đầu tư và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Chính vì vậy, Đại họi đại biểu toàn quốc lần thưa VIII Đảng ta đề ra mục tiêu phấn đấu “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ khu vực”, ngay trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
    Những năm vừa qua, ngành du lịch nước ta đã cso những bước phát triển đang khích lệ. Tuy nhiên, so với tiềm năng và đòi hỏi của đất nước thì ngành du lịch còn nhiề vấn đề phải giải quyết, trong đó có vấn đề xây dựng và quản lý khai thác dịch vụ khách sạn.
    Du lịch Hà Nội đã và đang phát triển một cách nhanh chóng cùng với các trung tâm du lịch khác trong cả nước. Trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn có những chuyển biến mạnh mẽ, đặc việt là sự phát triển nhanh chóng hệ lthống cơ sở lưu trú trong thời gian gần đây.
    Trong hoạt động kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn cso vai trò và vị trí quan trọng. Tuy nhiên, trong xu hướng dòng khách du lịch quốc tế có phần chững lại và suy thoái tạm thời hiện nay (năm 1996 đón 358.000 lượt khách, năm 1997 đón 352.000 lượt khách) thì quan hệ cung cầu về dịch vụ lưu trú là chưa tương xứng. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn. xem xét, đánh giá lại thực trạng hoạt động kinh doanh và tìm ra những giải pháp hợp lý để đảm bảo tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh và tìm ra những giải pháp hợp lý để đảm bảo tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới làmột việc làm cấp thiết hiện nay đặt ra cho mỗi doanh nghiệp khách sạn.
    Xuất phát từ vấn đề bức xúc trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng kinh doanh và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Guoman Hà Nội ”
    II. MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    1. Mục tiêu

    Trên cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của khách sạn, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Guoman Hà Nội, thông qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp cho khách sạn tham kaỏa vận dụng vào quản lý để hoạt động kinh doanh của khách sạn ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    2. Nhiệm vụ

    - Tổng quan cơ sở lý luận về khách sạn và kinh doanh khách sạn
    - Phân tích tổ chức kinh doanh của khách sạn: về nguồn khách, hoạt động kinh doanh của khách sạn (kinh doanh buồng và ăn uống)
    - Nêu ra những điểm mạnh điểm yếu kết hợp với đánh giá doanh thu và những hạn chế cần khắc phục để từ đó đưa ra những biện pháp bố trí ợ lý hoạt động của các bộ phận trong khách sạn
    - Đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, dịch vụ bổ sung thích hợp để khách sạn có sức hấp hẫn hơn, sức cạnh tranh mạnh.
    3. Giới hạn của đề tài:
    Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển khách sạn trong hệ thống khách sạn ở Hà Nội từ đó có những thay đổi nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần của khách sạn trong thị trường du lịch Hà Nội.
    III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    1. Đối tượng

    Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn Guoman Hà Nội
    2. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong khi làm luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính:
    - Phương pháp điều tra thực địa:
    Để thực hiện luận văn, em đã tiến hành điều tra, khảo sát thựuc tế tạ địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để thu thập, tích luỹ tài liệu thực tế. Kết quả điều tra thực tế này là cơ sở ban đầu và thẩm định lại một số nhận định trong quá trình nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh:
    Phương pháp được sử dụng để xử lý tư liệu, số liệu về tình hình kinh doanh của khách sạn trong những năm qua để có những đánh giá xác thực về tiềm năng và những hạn chế của khách sạn
    - Phương pháp dự báo: tiềm năng của khách sạn đã được phân tích và dự báo phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội trong tương lai để đưa ra những dự báo về sự phát triển của khách sạn trong tương lai, xác định cho khách sạn một tầm cao mới, một cái đích để khách sạn theo đuổi.
    VI. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khoá luận
    - Giúp người đọc hiểu được những khái niệm cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn
    - Đưa ra những thông tin, số liệu và phân tích cập nhật về tiềm năng và thực trạng phát triển kinh doanh của khách sạn Guoman
    - Đề ra những giải pháp để tăng cường khả năng thu hút vốn từ khách sạn Guoman trong tương lai.
    V. Kết cấu của luận văn bao gồm
    Nội dung của luận văn bao gồm những nội dung chính sau đây:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn
    Chương 2: Thực trạng kinh doanh của khách sạn Guoman
    Chương 3: Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Guoman

    Chương I
    I. điểm cơ bản về kinh doanh khách sạn
    1. KháI niệm về khách sạn

    Khách sạn là một loại hình tổ chức lưu trú, là một khâu đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Khi nói đến khách sạn người ta sẽ hiểu cơ bản rằng khách sạn là cơ sở kinh doanh về dịch vụ lưu trú. Do nhu cầu khách ngày càng cao và đa dạng, đồng thời các chủ doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi của mình nên ngoàI dịch vụ lưu trú khách sạn còn kinh doanh các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.
    Như vậy “khách sạn là cơ sở kinh doanh phục vụ khách lưu trú trong một thời gian ngắn, đáp ứng các nhu cầu về các mặt ăn uống nghỉ ngơi, vui chơI giảI trí và các dịch vụ cần thiết khác. chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ hoạt động trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích hoạt động của kinh doanh khách sạn là thu được lợi nhuận”. (Nguyễn Phương Anh. Giáo trình giảng dạy Môn quản trị Khách sạnĐL)
    Có thể nói khách sạn chính là một loại cơ sở lưu trú không những đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống mà còn làm thoả mãn các nhu cầu đa dạng khác của các loại khách du lịch từ các nước khác nhau, trình độ nghề nghiệp với các mục đích khác nhau.
    2. Đặc điểm cơ bản về kinh doanh khách sạn
    2.1.1. KháI niệm kinh doan
    h là một hoạt động được một hoặc một nhóm người thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh có nghĩa là sản xuất hoặc mua hàng hoá và dịch vụ để cho khách hàng (Khởi sự doanh nghiệp )
    Trong hoạt động kinh doanh có hai loại lưu thông ( lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ). Vì mục đích kinh doanh là tạo lợi nhuận nên tiền thu được phảI lớn hơn tiền bỏ ra kinh doanh. Một công việc phảI trảI qua quá trình kinh doanh một cách liên tục, có hiệu quả và tiếp tục hoạt động sản xuất mua bán trong nhiều năm.
    2.1.2. Kinh doanh khách sạn
    Kinh doanh khách sạn là một
    ngành kinh doanh chủ tyế trong kinh doanh du lịch. Khi nói đến kinh doanh du lịch không thể không có kinh doanh khách sạn. Kinh doanh khách sạn thực chất là kinh doanh các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, giảI trí cho khách trong thời gian khách đến du lịch hay làm việc tại một điểm, một vùng hoặc một đất nước. Có thể nói loại hình kinh doanh này là một hình thức kinh doanh trong một nền công nghiệp mang tính chất cạnh tranh lớn. Do đó việc quản lý rất quan trọng và mang tính quyết định đối với sự thành công. Có những khách sạn là những công trình lớn, hiện đại nhưng vấn đề quan trọng hơn cả đối với ngành khách sạn vẫn là phục vụ khách. Hoạt động khách sạn rất đa dạng, đôI lúc có cường độ cao, nhưng có lúc lại vắng khách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...