Thạc Sĩ Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU:
    Họ tên NCS: Phan Thị Thu Hương
    Tên đề tài luận án: Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc Thái 15-49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh Thanh
    Hóa.
    Chuyên ngành: Y tế công cộng - Mã số: 62720301
    Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Long
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y tế công cộng
    PHẦN NỘI DUNG
    Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Đại dịch HIV/AIDS đã lây lan trên toàn thế giới đe dọa mọi Quốc gia, Châu lục, đặc diệt ở khu vực Châu Phi và Đông Nam Á. Tính đến 31/12/2012, Việt Nam đã phát hiện người nhiễm HIV tại 79% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 100% tỉnh/thành phố với số nhiễm HIV hiện còn sống là 210.703 người và 63.372 người tử vong do AIDS. Dịch đã lây truyền ra nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)
    Nghiên cứu (NC) được tiến hành trên nhóm người từ 15 đến 49 tuổi sống tại địa bàn 4 xã dân tộc Thái huyện Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa với mục tiêu cụ thể như sau:
    1. Mô tả thực trạng về kiến thức, thái độ, hành vi và tiếp cận dịch vụ phòng lây nhiễm HIV của nhóm người Thái 15-49 tuổi tại 4 xã thuộc tỉnh Thanh Hóa năm 2007.
    2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống HIV/AIDS của người dân tộc Thái tại địa bàn nghiên cứu, giai đoạn 2007-2012.
    Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 2 huyện, có đánh giá trước, giữa kỳ và sau can thiệp, được thực hiện tại 4 xã của 2 huyện Quan Hóa và Lang Chánh, Thanh Hóa trong thời gian từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2012. Sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu ước lượng sự khác biệt trước và sau can thiệp với chỉ số kiến thức phòng lây nhiễm HIV trên 800 người 15-49 tuổi tại địa bàn can thiệp. Điều tra định lượng được thực hiện 3 vòng: trước can thiệp năm 2007, giữa kỳ năm 2009 và sau can thiệp năm 2012 trên cùng danh sách hộ gia đình với 800 cá nhân được chọn ngẫu nhiên. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã thử nghiệm và lấy máu xét nghiệm HIV. Nghiên cứu định tính được thực hiện với các cuộc phỏng vấn sâu nhóm cán bộ chủ chốt tham gia chương trình tại các huyện, các đối tượng nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS; các cuộc thảo luận nhóm được tổ chức tại xã nghiên cứu với thành phần là chính quyền, ban ngành, đoàn thể tại xã và các nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma túy (NCMT) và người DTTS tại cộng đồng. Trong 5 năm can thiệp, 9 nhóm giải pháp can thiệp cụ thể và phù hợp cho người DTTS đã được triển khai thực hiện, đây là những mô hình can thiệp nhằm khắc phục các khó khăn, rào cản đối với vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế nghèo nàn, dân trí thấp kém, cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế còn thiếu và yếu và HIV/AIDS thực sự đã là một gánh nặng không cân sức đối với đồng bào DTTS
    Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
    tại địa bàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...