Thạc Sĩ Thực trạng kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD065
    SỐ TRANG: 121
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM:2009




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX khẳng định mục tiêu tổng quát chiến lược
    phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 là “đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
    kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,
    tạo nền tảng đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
    hướng hiện đại hóa ”. Để đạt được mục tiêu đó thì vai trò của giáo dục và khoa học
    công nghệ là quyết định và nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Mới đây,
    phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng đã
    triển khai các giải pháp mang tính đột phá giai đoạn 2007 – 2010, trong đó nhấn
    mạnh đến việc chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
    dục, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, phân cấp và quản lý theo tiêu
    chí chất lượng. Như vậy công tác quản lý đóng một vai trò không nhỏ trong việc
    thực hiện mục tiêu chiến lược là phát triển giáo dục ở nước ta.
    Quản lý là một công tác không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào vì chính
    nó quyết định sự thành công và việc đạt được mục tiêu của một tổ chức. Quản lý là
    một chu trình bao gồm các bước căn bản là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
    tra đánh giá và điều chỉnh. Kiểm tra là một mắt xích trong chu trình đó. Quản lý mà
    buông lỏng kiểm tra sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động chung của toàn đơn vị,
    đồng thời cũng thể hiện sự yếu kém về năng lực của nhà quản lý. Trong quản lý
    giáo dục, việc quản lý hoạt động dạy của thầy và học của trò là một trong những nội
    dung thiết yếu. Thông qua kiểm tra hoạt động sư phạm sẽ giúp hiệu trưởng có được
    những thông tin quan trọng về năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, tư cách đạo
    đức của giáo viên cùng chất lượng học tập, tình hình học sinh của đơn vị mà mình
    đang quản lý, từ đó người hiệu trưởng sẽ có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và hợp lý
    nhằm đưa đơn vị mình đi vào hoạt động một cách ổn định và phát triển hơn.
    Trong giai đoạn hiện nay của đất nước, ngành giáo dục đang thực hiện việc
    đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học theo hướng tích cực “lấy
    người học làm trung tâm” và đổi mới sách giáo khoa - giáo trình. Đồng thời các nhà quản lý giáo dục đang tập trung nâng cao năng lực quản lý mà trong đó chú trọng
    đến công tác kiểm tra hoạt động dạy học nhằm nắm được thực trạng chất lượng học
    sinh hiện nay trong nhà trường, tìm nguyên nhân để khắc phục “căn bệnh thành
    tích”, xóa bỏ hiện tượng ngồi nhầm lớp của học sinh. Đồng thời qua đó các nhà
    quản lý cũng đánh giá được năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên để có biện
    pháp nâng cao tay nghề, chuẩn hóa cho đội ngũ này và từng bước đưa đơn vị mình
    đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    Hiện nay, công tác kiểm tra hoạt động dạy học ở các cấp học của Cần Thơ
    nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng, đang được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ
    đạo thực hiện theo tinh thần đổi mới. Việc đổi mới cơ chế và phương thức quản lý
    giáo dục theo hướng phân cấp hợp lý là nhằm phát huy được tiềm năng, sức sáng
    tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các trường. Thông qua công tác kiểm
    tra đánh giá bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ nâng cao được chất lượng giáo
    dục, đạt được các mục tiêu mà ngành đã đề ra. Trong các báo cáo tổng kết hàng
    năm về công tác thanh - kiểm tra, Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều đã chỉ ra những
    hạn chế như vẫn có nơi chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra
    nội bộ trường học nên còn buông lơi việc kiểm tra, hoặc kiểm tra đánh giá chung
    chung, chiếu lệ . Có những nơi còn chạy theo thành tích đã làm thay đổi kết quả,
    che đậy những yếu kém, tô hồng thành tích. Điều đó đã cho thấy chất lượng thực
    chất của việc dạy và học ở một số trường chưa được khả quan. Bên cạnh đó hoạt
    động này vẫn chưa được thống nhất đồng đều theo một tiêu chí chung cho tất cả các
    trường nên chưa có sự “đều tay” khi đánh giá chất lượng giáo dục ở mỗi trường.
    Chính vì vậy cần có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm
    tra đánh giá hoạt động dạy học, có những giải pháp khắc phục các nhược điểm
    nhằm làm cho công tác này được thuận lợi, có tác dụng thiết thực và đạt hiệu quả
    hơn.
    Việc kiểm tra hoạt động dạy học là một vấn đề được nhiều người quan tâm vì
    đây là một trong những công tác chính trong hoạt động của nhà trường. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác này ở các cấp học, các địa phương, nhưng đối với
    quận Ninh Kiều thì vấn đề này còn hoàn toàn mới mẻ.
    Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Thực trạng kiểm tra hoạt động
    dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần
    Thơ” với hy vọng đóng góp cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục
    của địa phương.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định thực trạng việc kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng
    trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp nâng
    cao hiệu quả công tác quản lý của hiệu trưởng.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, TP
    Cần Thơ.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường trung
    học cơ sở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

    4. Giả thuyết khoa học

    Theo nhìn nhận của tác giả, việc kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của
    hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nhìn chung
    đang có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như việc
    lập kế hoạch kiểm tra còn chung chung, chưa cụ thể và kiểm tra còn nặng tính hình
    thức, thiếu hiệu quả. Nguyên nhân của các hạn chế này có thể là do các nhà quản lý
    trường học còn quản lý theo “kinh nghiệm”, chưa nhận thức đúng rằng kiểm tra là
    một chức năng chính của quản lý chứ không phải là biện pháp hỗ trợ cho quản lý.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Phân tích cơ sở lý luận về công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp
    của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở . 5.2. Khảo sát thực trạng việc kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu
    trưởng trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, từ đó làm rõ
    nguyên nhân của thực trạng này.

    5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động
    dạy học ở các trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp luận

    - Dựa trên quan điểm lịch sử để tìm hiểu sự phát triển và quy luật của vấn đề.
    - Dựa trên quan điểm hệ thống cấu trúc để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.
    - Dựa trên quan điểm thực tiễn để làm rõ thực trạng mà đề tài đề cập đến.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu

    6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích và tổng hợp lý thuyết):
    tham khảo các tài liệu, văn bản của Nhà Nước, của ngành; các quy chế, điều lệ có
    liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài.

    6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Quan sát sư phạm: dự giờ, dự họp tổ chuyên môn, đánh giá thi đua, .
    - Điều tra giáo dục: trưng cầu ý kiến, điều tra bằng phiếu (bảng hỏi dành cho
    hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh).
    - Phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát nguyên nhân, tham khảo giải pháp.

    6.2.3. Phương pháp thống kê: xử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu kết
    quả điều tra.

    7. Giới hạn của đề tài

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp
    của hiệu trưởng ở 6/10 trường THCS, cụ thể là các trường: Đoàn Thị Điểm, Lương
    Thế Vinh, Tân An, Trần Ngọc Quế, Thới Bình, và An Hòa 1; không nghiên cứu các
    hoạt động khác ở những trường này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...