Luận Văn Thực trạng khu kinh tế cửa khẩu đồng tháp Trong những năm qua

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức và phân công lao động xã hội mang tính quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó, xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu phát triển của mình, tất yếu các quốc gia đều phải tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực và quốc tế.
    Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ 07/11/2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những sự kiện trên đã nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, tạo ra cơ hội lớn để nước ta gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, có điều kiện phát triển nhanh, sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển.
    Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng. Đảng ta khẳng định: "Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng". Thực hiện định hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, gắn kết kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động thương mại và đầu tư ., phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn, chính sách, tham gia các định chế kinh tế toàn cầu và khu vực, thực hiện hội nhập ở 3 cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu. Qua đó, nền kinh tế nước ta đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực, như: liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển các khu, đặc khu, các vùng kinh tế cửa khẩu . Trong đó, phát triển kinh tế cửa khẩu đối với các vùng, các tỉnh có đường biên giới chung các nước là một chính sách quan trọng. Và thực tế quá trình đó, các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước đã có sự phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước ta.
    Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trong khu vực, các hành lang kinh tế Đông – Tây đã hình thành, gắn liền kinh tế các nước trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với nhau và với các nước ASEAN, trong đó có sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Vương quốc Campuchia láng giềng.
    Mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mê Kông. Hội nghị Thượng đỉnh tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 3 tại Vientiane (Lào) có chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường kết nối” thể hiện trọng tâm của các nước GMS là kết nối hạ tầng (giao thông, năng lượng, viễn thông ), coi đó là nền tảng để triển khai kết nối về nguồn lực, con người, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của từng nền kinh tế và của cả tiểu vùng. Hội nghị đã tập trung thảo luận 6 nội dung chính; trong đó vấn đề hợp tác phát triển hạ tầng giao thông được ưu tiên hàng đầu và đạt nhiều kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 Hành lang kinh tế chính, trong đó có Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): gồm 3 tuyến đường nối phía Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Đây là vận hội mới cho các tỉnh có biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.
    Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới dài 48,7 km giáp với tỉnh Prâyveng (Campuchia). Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhất là trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, kinh tế tỉnh Đồng Tháp đạt mức tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,93%/năm (cao hơn 3,07% so với giai đoạn 1996 - 2000), năm 2007 GDP tăng 15,79%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đóng góp vào sự thành công ấy có sự hiện diện của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp.
    Bên cạnh những thành tựu quan trọng, quá trình phát triển khu KTCK Đồng Tháp còn những mặt cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
    Là một cán bộ của tỉnh, quan tâm theo dõi, nghiên cứu quá trình xây dựng hình thành khu kinh tế cửa khẩu của địa phương, nên tôi chọn vấn đề “Thực trạng khu kinh tế cửa khẩu đồng tháp Trong những năm qua “ để làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...