Tiểu Luận Thực trạng khoa học xã hội việt nam và những yêu cầu đặt ra đối với khoa học xã hội nước ta trong th

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng khoa học xã hội Việt Nam và những yêu cầu đặt ra đối với khoa học xã hội nước ta trong thời gian tới (9 điểm)

    Công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 25 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nước ta đã từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, tiếp tục ổn định và phát triển; tạo lập được những tiền đề cần thiết đất nước chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực an ninh, quốc phòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chỉ số phát triển con người liên tục được nâng cao và thành tựu phát triển con người của Việt Nam được UNDP đánh giá tích cực trong khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đã làm tăng thêm thế và lực mới của Việt Nam, tạo điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Để đạt được những thành tựu đó, khoa học xã hội đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp những luận cứ khoa học cho đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là đổi mới tư duy lý luận trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của sự phát triển, nhất là đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời trực tiếp đề xuất, kiến nghị và tham gia xây dựng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xây dựng nên nền tảng tri thức, hệ giá trị tinh thần của xã hội và cho sự phát triển xã hội; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Khoa học xã hội cho sự phát triển xã hội của đất nước; thực hiện vai trò tư vấn chính sách cho sự phát triển của đất nước và truyền bá và phổ biến tri thức về khoa học xã hội Việt Nam với các nước trên thế giới.

    Vậy Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay có những thành tựu gì? Những yêu cầu gì về Khoa học xã hội cần được đặt ra trong thời gian tới? Đây là những vấn đề cần làm rõ trong tiểu luận này.
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

    1.1. Thực trạng về nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam hiện nay.
    1.2. Thực trạng quản lí khoa học xã hội ở nước ta hiện nay:
    1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội Việt Nam hiện nay:
    1.4. Thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học xã hội Việt Nam hiện nay:
    1.5. Thực trạng tư vấn chính sách của khoa học xã hội Việt Nam hiện nay:
    1.6. Thực trạng các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta hiện nay.
    1.7. Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học xã hội ở nước ta hiện nay.
    1.8. Thực trạng Thông tin - Thư viện - Tư liệu về khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay.

    CHƯƠNG II. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHOA HỌC XÃ HỘI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
    2.1. Dự báo những vấn đề nghiên cứu của KHXH
    2.2. Dự báo nhu cầu đào tạo về KHXH
    2.3. Dự báo về sự phát triển các tổ chức nghiên cứu KHXH trong thời gian tới
    2.3.1. Dự báo khả năng tư vấn chính sách.
    2.3.2. Dự báo hợp tác quốc tế.
    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

    2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

    3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

    4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-01-2011).

    5. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về khoa học và công nghệ, tháng 7/2008.

    6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000.

    7. Quyết định Số : 928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 7 năm 2007, Về việc phê duyệt Đề án Nghiên cứu khoa học xã hội, tổng kết thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...