Tiểu Luận Thực trạng khai thác và bảo tồn vườn quốc gia Cúc Phương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng khai thác và bảo tồn vườn quốc gia Cúc Phương

    MỤC LỤC
    1. Giới thiệu chung về VQG Cúc Phương :1
    1.1.Lịch sử.1
    1.2. Đặc điểm tự nhiên.:1
    1.3. Dân cư.4
    1.4. Cơ sở hạ tầng.5
    2. Thực trạng khai thác và bảo tồn.5
    2.1 Hoạt động kinh tế dựa vào việc khai thác các tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn.5
    2.2. Hoạt động của du lịch diễn ra tại khu vực trong giai đoạn 10 năm trở lại (1994-2004).7
    2.3 Các hoạt động mang tính chất bảo tồn các tài nguyên phục vụ DLST.9
    3. Vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với DLST tại khu vực.14
    3.1 Chính quyền địa phương. 14
    3.2 Các tổ chức quốc tế:16
    3.3 Các công ty du lịch (hệ thống nhà hàng ,khách sạn).18
    3.4 Người dân địa phương. 20
    4. Những khó khăn trong việc triển khai hoạt động DLST ở khu vực :21
    4.1. Về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức nước ngoài:21
    4.2. Khó khăn về các điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội24
    5. Mục tiêu,chính sách và phương hướng thực hiện du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái tại khu vực :25
    5.1/Chiến lược phát triển chung:25
    5.2/Các mục tiêu đặt ra:26
    5.3/ Các chính sách đề ra nhằm đạt được mục tiêu:27
    5.4/ Phương hướng thực hiện:28
    6.Một số đề xuất, kiến nghị hoặc giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái :29
    6.1/ Làm gì để thực hiện tốt công tác bảo tồn các tài nguyên có sẵn và khắc phục những khó khăn :29
    6.2/ Xây dựng hình ảnh tốt về khu vực để nhấn mạnh vai trò của du lịch sinh thái (hoạt động Marketing ):31



    . Giới thiệu chung về VQG Cúc Phương :
    1.1.Lịch sử.
    Vườn quốc gia Cúc Phương là một nơi mang giá trị lịch sử và là địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm đã được phát hiện tại đây, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Người ta đã phát hiện một loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền v.v. trong một số hang động thuộc vườn quốc gia này. Gần đây, một phần bộ xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn cá đã được phát hiện trong địa bàn vườn.
    Năm 1960 , rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 Cúc Phương được quyết định thành lập như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam . Quyết định số 18 QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý .
    1.2. Đặc điểm tự nhiên.:
    ● Vị trí địa lý : Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông , nằm trong một thung lũng lớn dài 25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh giới ba tỉnh Hoà Bình , Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên diện tích Ninh Bình).
    ● Diện tích : Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình , 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa. VQG Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên.
    ● Độ cao :150-637m.
     
Đang tải...