Luận Văn Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tại Hải Phòng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu
    không thể thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội. Du lịch không chỉ đem lại lợi
    ích kinh tế mà góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, tạo ra sự
    giao lưu hữu nghị giữa các quốc gia thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm cho
    người lao động.
    Trong xu hướng mở cửa của nền kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế, nhu
    cầu của con người không chỉ dừng lại ở sự giao lưu hội nhập về kinh tế mà còn
    có sự tiếp xúc, tìm hiểu về văn hoá, con người và phong tục tập quán giữa các
    quốc gia, đây chính là tiền đề cho du lich nhân văn phát triển. Từ lâu du lịch
    nhân văn đã trở thành loại hình du lịch hấp dẫn ở nhiều nơi trên thế giới. Du lịch
    nhân văn có sức lôi cuốn và hấp dẫn đặc biệt dối với khách quốc tế .
    Hải Phòng là thành phố cảng biển có vị trí thuận lợi, là một cực trong tam
    giác động lực tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là một
    trong mười trung tâm du lịch quan trọng của đất nước. Hải Phòng có đầy đủ gồm
    tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng. Trong những năm
    qua, cùng với đà phát triển du lịch chung của cả nước, Du lịch Hải Phòng có bư-
    ớc tăng trưởng khá: Lượng khách du lịch không ngừng tăng cao, từ năm 2001
    đến nay, tăng trên dưới 15%/năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 18%/năm,
    năng lực lưu trú của Du lịch Hải Phòng đạt 6.592 phòng, trong đó có 3.842
    phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 - 4 sao, công suất sử dụng phòng bình quân
    đạt trên 50%/năm.
    Điều đó đã thể hiện rất rõ sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch Hải
    Phòng. Trong kết quả to lớn thu được của ngành du lịch Hải Phòng có sự đóng
    góp đáng kể của tµi nguyªn du lịch nhân văn. Tuy nhiên, trong những năm qua
    Hải Phòng mới chỉ chú trọng phát triển tµi nguyªn du lịch tự nhiên, du lịch biển
    mà chưa chú trọng phát triển tµi nguyªn du lịch nhân văn. Trong khi đó, tiềm
    năng để phát triển loại hình du lịch nhân văn ở Hải Phòng là rất lớn.
    Hải Phòng là thành phố có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời với di chỉ
    Cái Bèo (Cát Bà) được tìm thấy có tuổi cách đây khoảng 6000-7000 năm. Mật

    độ các di tích dày đặc có 542 di tích các loại, trong đó có 96 di tích cấp quốc gia
    và trên 100 di tích được xếp hạng cấp thành phố, chủ yếu là đình, ®Òn, chùa,
    miếu mạo, nhà thờ, các công trình kiến trúc điều này tạo cho thành phố một
    nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn. Tuy nhiên việc khai thác
    tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố cần có những định hướng và giải
    pháp cụ thể. Hiện nay, khai thác tài nguyên du lịch nhân văn trong các chương
    trình du lịch không chỉ góp phần vào việc phát triển bền vững, mà còn tạo ra
    tính hấp dẫn, kéo dài ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Hải Phòng,
    tạo thêm nguồn thu nhập, nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch .
    Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong việc khai thác có
    hiệu quả tài nguyên du lịch nhõn văn cho sự nghiệp phát triển nên em đã chọn đề
    tài “Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tại Hải Phòng”.
    Mục đích đề tài
    Mong muốn của du khách khi thực hiện chuyến du lịch không đơn thuần
    chỉ để ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh mà đó còn là nhu cầu hiểu biết về
    những giá trị nhân văn, di tích cổ, nghe những câu chuyện huyền thoại về đất
    nước con người thông qua những di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội, .
    đòi hỏi những người làm công tác du lịch phải đưa ra được những sản phẩm du
    lịch đặc thù mang đậm đà bản sắc văn hóa để thu hút hơn khách du lịch.
    Mục đích của đề tài là bước đầu tìm hiểu nghiên cứu và đánh giá thực trạng
    khai thác tài nguyờn du lịch nhân văn tại Hải Phũng hiện nay đối với hoạt động
    du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác có bền vững các
    giá trị tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Phòng.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Tài nguyên nhân văn là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du
    lịch. Tài nguyên nhân văn có ưu thế nổi trội trong quá trình cạnh tranh quốc tế,
    trong hoạt động du lịch của ngành du lịch Việt Nam nói chung du lịch Hải Phòng
    nói riêng hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn tài nguyên nhân văn để khai
    thác và sử dụng một cách hợp lý, phục vụ mục đích phát triển du lịch bền vững
    đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn tài nguyên nhân văn có giá trị văn
    hoá như các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, các loại hình nghệ thuật truyền
    thống có thể khai thác và phát triển du lịch ở Hải Phòng.
    Trong phạm vi hạn hẹp của khóa luận tốt nghiệp này, em chỉ xin đưa ra
    những vấn đề mang tính cơ bản nhất, như một ý kiến tham khảo cho công việc
    xây dựng và phát triển các tài nguyờn du lịch nhân văn tiểu biểu cú khả năng đưa
    vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch trong phạm vi thành phố Hải Phòng.

    Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp thu thập và sử lý tài liệu.
    Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
    Phương pháp điền dã.
    Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    Bố cục khóa luận: Ngoài phần mở, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
    nội dung khóa luận gồm 3 chương:
    Chương1: Lý luận chung về du lịch, tài nguyên du lịch.
    Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tại Hải Phòng.
    Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp khai thác hiệu quả tài
    nguyên du lịch nhân văn tại Hải Phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...