Luận Văn Thực trạng khai thác du lịch Điện Biên và trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Thực trạng khai thác du lịch Điện Biên và trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    LỜI MỞ ĐẦU



    Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 9.5441 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 11,3% đất lâm nghiệp chiếm 86% diện tích đất chưa sử dụng 55,3%. phía bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam với đường biên giơí dài 28,5 km, phía Tây Nam giáp với Lào với đường biên giới dài 360 km, tỉnh có cửu khẩu quốc gia Tây Trang và nhiều cửu khẩu khác. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, với 88 xã phường trị trấn, 1840 bản với dân số gần 45 vạn, của 21 dân tộc anh em sinh sống. Điện Biên có khí hậu gío mùa núi cao, mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hè nóng nhưng nhiều mưa, ít chịu ảnh hưởng của bão. là vùng đầu nguồn của 3 hệ thống sông chính: sông Đà, sông Mã, sông Mêkông, là điều kiện thuận lợi cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi, thuỷ điện. Toàn tỉnh có 348049 ha rừng. Tài nguyên khoáng sản có mỏ than mỡ Thanh An, mỏ cao lanh Huổi Phạ, các mỏ nứơc khoáng như Mường Luân, Hua Phe, U Va . Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2001-2003 đạt 8,3 %/ năm, năm 2003 đạt 9,3%/năm cơ câu GDP theo ngành năm 2003: Nông Lâm nghiệp đạt 37,55%, công nghiệp xây dựng đạt 25,8%, dịch vụ đạt 36,65 %
    Điện Biên có tiềm năng du lịch phong phú: tài nguyên du lịch lịch sử. Điện Biên có vị trí chiến lược quan trọng, qua nhiều thời kỳ để lại di tích có giá trị nhân văn: thành Tam Van, đền Hoàng Công Chất, nổi bật là khu di tích chiến thăng Điện Biên Phủ: sở chỉ huy, đồi A1 có giá trị to lớn để phát triển du lịch sinh thái. Về tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên: nhiều hồ nước mênh mônh, nhiều nguồn nước khoáng, nhiều hang động kỳ ảo tạo thành nguồn tài nguyên du lịch phong phú có rừng nguyên sinh: Mường Phăng, Mường Nhé. Các hang động: PaThơm, Thẩm Púa. Các suối nước khoáng: Hua Pe, Uva. Rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng. Về tài nguyên du lịch văn hoá: có 21 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, có nhiều lễ hội truyền thống điển hình là dân tộc Thái và H Mông. Về dân gian có kho tàng ca dao dân ca, truyền thuyết tổ chức các dân tộ, các lễ hội truyền thống, các di tích khảo cổ. Đây có thể coi là nguồn du lịch vô tận của Điện Biên trong sự nghiệp phát triển của địa phương.
    Đánh giá tiềm năng của du lịch Điện Biên: Điện Biên có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng khu vực của Tây Bắc của tổ quốc, là đầu mối giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế-văn hoá-du lịch giữa Điện Biên với 6 tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam Trung Quốc đặc biệt là khi cảng hàng không Điện Biên Phủ mở bay tới các nước trong khu vực, cặp cửu khẩu Tây Trang, Huổi Puốc với Lào, A Pa Chải với Trung Quốc được nâng cấp lên cửa khẩu quốc gia. Cùng với tiềm năng về du lịch rất phong phú dặc biệt là quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ và các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Tây Bắc, Điện Biên trở thành địa bàn quan trọng về du lịch-văn hoá- lịch sử của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước, điểm hấp dẫn của khách trong và ngoài nước.
    Do hiểu biết thực tế và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được những ý kiến quý báu của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa để bài viết được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ngô Đức Anh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Minh Hoà đã tạo cơ hội cho cho em làm đề tại để có thêm những hiểu biết về Điện Biên.
     
Đang tải...