Luận Văn Thực Trạng Khả Năng Nghe, Nói Kém Tiếng Pháp Của Học Sinh Hệ 3 Năm Trường PTTH Chuyên Thoại Ngọc Hầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1.Tính cấp thiết của đề tài 2
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và khách thể khảo sát 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    A Cơ sở lý luận của đề tài
    1. Giao tiếp và chức năng của giao tiếp 5
    2. Ngôn ngữ và lời nói 6
    3. Vai trò của hội thoại trong đời sống 7
    4. Vai trò của hội thoại trong việc học ngoại ngữ 8
    5. Đặc điểm của hoạt động hội thoại bằng ngoại ngữ
    trong lớp học 9
    6. Những khó khăn người học gặp phải khi học kỹ năng
    nghe và nói 9
    7. Một số phương pháp nhằm kích thích khả năng hội
    thoại bằng ngoại ngữ trong lớp học 10
    8. Những biện pháp cụ thể thường áp dụng nhằm
    kích thích khả năng nghe và nói 13
    B Cơ sở thực nghiệm của đề tài
    I Phân tích một tiết dạy mẫu 15
    II Kết quả điều tra và phân tích kết quả điều tra 20
    III Những nguyên nhân dẫn đến việc học yếu nghe
    và nói tiếng Pháp của học sinh hệ ba năm trường THPT
    Thoại Ngọc Hầu 31
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 33
    1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    - Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh xu thế quốc tế hoá, hội nhập toàn cầu. Do đó, việc học ngoại ngữ luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất. Ở các trung tâm lớn, có thể nói Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Hàn là những ngôn ngữ thuộc hạng “top 5” không thể thiếu được, đặc biệt là tiếng Anh. Thật vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như những ích lợi mà tiếng Anh đã mang đến. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là học ngoại ngữ khác chẳng có ích lợi gì vì mỗi ngôn ngữ đều có những cái hay rất riêng mà ta không thể đem chúng ra so sánh. Nếu như ta biết khéo khai thác thì việc học bất kì ngôn ngữ nào cũng có thể làm giàu cho vốn tri thức của bản thân. Điển hình là tiếng Pháp, bên cạnh số người nói tiếng Anh đồ sộ, nó chỉ giữ một vị trí thứ yếu trong cái nhìn của mọi người dân. Tuy vậy, đứng trên lập trường khách quan, ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự cần thiết của việc học tiếng Pháp vì đây là một trong những nền tảng vững chắc để chúng ta tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
    - Trên thực tế, tiếng Pháp được giảng dạy hầu hết với tư cách là ngoại ngữ thứ hai nên nó ít nhiều cũng gặp những khó khăn trong việc dạy và học. Do đó, nếu các giáo viên không tìm ra giải pháp giảng dạy kịp thời ngay từ đầu thì chắc chắn sẽ dẫn tới những yếu kém của học sinh về sau.
    - Bất kì môn học nào cũng vậy, học mà không hành thì người học sẽ chóng quên và không có khả năng ứng ụng, học ngoại ngữ cũng không ngoại lệ. Thật vậy, một trong những mục đích chính mà ta cần đạt được khi học ngoại ngữ là khả năng giao tiếp. Trong đó, giao tiếp bằng lời cần được cũng cố trước tiên vì nó phổ biến và thông dụng nhất nên nghe, nói là cách giúp người học nhớ bài nhanh và lâu hơn. Với tầm quan trọng là vậy nhưng ở hầu hết giáo viên trường phổ thông vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng này. Do đó, khi tốt nghiệp, các em học sinh không thể dùng ngoại ngữ để giao tiếp,thậm chí để diễn đạt một ý đơn giản. Đây là một thực tế cần được khắc phục.
    Tóm lại, ngày nay việc học ngoại ngữ là cực kỳ quan trọng. Chính vì thế mà nó được đưa vào dạy ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, các em học sinh vẫn chưa được trang bị tốt để sử dụng vốn kiến thức đã học. Trước thực tế trên, là một ngoại ngữ thứ hai, tiếng Pháp càng gặp nhiều trở ngại. Do khả năng nói và nghe của học sinh rất yếu nên những kiến thức học được cũng nhanh chóng quên đi. Do đó, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mong muốn tìm ra được nguyên nhân đích thực và 2
    giải pháp thỏa đáng để giúp các em học sinh trong việc học cũng như giúp các thầy cô trong công tác giảng dạy.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc nói và nghe tiếng Pháp kém của học sinh hệ ba năm trường PTTH chuyên Thoại Ngọc Hầu. Từ đó, đề xuất những biện pháp giải quyết phù hợp.
    3. Đối tượng và khách thể khảo sát:
    3.1 Đối tượng khảo sát: Thực trạng về khả năng nói và nghe tiếng Pháp kém.
    3.2 Khách thể khảo sát: Học sinh học tiếng Pháp hệ ba năm trường PTTH chuyên Thoại Ngọc hầu.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Đề tài phải thực hiện được những nhiệm vụ sau đây:
    - Tìm hiểu về tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời (hội thoại) trong việc học tiếng Pháp.
    - Nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân dẫn tới việc học yếu hai kỹ năng nghe và nói. (Đặc biệt là đối với những học sinh học hai ngoại ngữ cùng lúc).
    - Nghiên cứu lý thuyết về những biện pháp nhằm giúp - Mục đích: Nhằm có cái nhìn chung về vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó, giúp bản thân hình thành những giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến yếu kém hai kỹ năng nói và nghe tiếng Pháp tại trường Thoại Ngọc Hầu. Đồng thời có hướng đề ra cách giải quyết cho phù hợp.
    người học luyện tập hai kỹ năng này.
    - Khảo sát thực trạng, tìm hiểu tình hình thực tế và nguyên nhân của vấn đề nghe, nói kém tiếng Pháp. Từ đó, đề xuất những giải pháp để giải quyết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...