Luận Văn Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu








    1. Sự cấp thiết của đề tài.


    Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, hơn lúc nào hết, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự trở thành vấn đề thời sự cho mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và có tác động không nhỏ tới từng cá nhân trong xã hội. Hoà mình vào tiến trình hội nhập này, nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành xây dựng nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố sống còn, quyết định sự phát triển hay suy yếu không chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn của cả nền kinh tế quốc dân.
    Trong quá trình hội nhập, trên những khía cạnh và góc độ khác nhau, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thể hiện ở các nội dung sau:
    - Đã hệ thống hoá được các khái niệm về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
    - Phân tích tình hình cạnh tranh của một số doanh nghiệp xây lắp.


    - Nghiên cứu thành công một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, khác với các ngành khác, lợi thế cạnh tranh không thể dựa vào lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên, cạnh tranh của các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là cạnh tranh về trình độ, kinh nghiệm, kỹ thuật, . Về điều này, các doanh nghiệp tư vấn nước ngoài, có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước rất nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư trong nước còn yếu do

    trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô, tiềm lực còn nhỏ bé, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường còn hạn chế, khả năng liên doanh, liên kết của doanh nghiệp còn kém. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề cạnh tranh, khả năng cạnh tranh là yêu cầu bức thiết đối với với các doanh nghiệp kinh doanh bằng chất xám như các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nói chung và Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng.
    Phạm vi nghiên cứu là khả năng cạnh tranh trong hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng, trong đó chú trọng nghiên cứu hoạt động tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế xây dựng công trình.
    3. Mục đích nghiên cứu


    - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tư vấn xây dựng, cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng.
    - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng trong thời gian qua. Chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng.
    - Phân tích một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng.
    4. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, mô hình hóa các số liệu điều tra thực tế, thống kê, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống, lựa chọn tối ưu, phương pháp chuyên gia.
    5. Kết cấu luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:


    Chương 1. Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

    Chương 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng
    Chương 3. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.


    1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


    1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, phân loại, tác động cạnh tranh đối với nền kinh tế.
    1.1.1.1. Khái niệm.


    Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. ở đây, thuật ngữ cạnh tranh được tiếp cận dưới góc độ trong lĩnh vực kinh tế, một dạng cụ thể của cạnh tranh.
    Định nghĩa thứ nhất, cạnh tranh theo Đại Từ điển tiếng Việt là “tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”; Năng lực cạnh tranh là “khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ” (Nguyễn Như ý (chủ biên): Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999, trang 258, trang 1172).
    Định nghĩa thứ hai, theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh Việt thì “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hoá tốt nhất” (Nguyễn Đức Dỵ (chủ biên): Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt, Nxb. Khoa học và kỹ thuật , Hà Nội, 2000). Quan niệm này khẳng định cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận; đồng thời, cũng chỉ ra hai phương thức cạnh tranh cơ bản là hạ thấp giá bán hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, thể hiện tính chất trực diện và rõ ràng hơn nhưng cũng có phạm vi hẹp hơn quan niệm đầu tiên về cạnh tranh.
    Theo Kinh tế học chính trị Mác - Lê nin thì “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.

    Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng có những nét tương đồng về nội dung. Từ đó có thể hiểu, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế là tối đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với khách hàng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
    Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế có những đặc trưng cơ bản sau:


    - Mang bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Nói đến cạnh tranh là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nếu chỉ có một chủ thể (độc quyền) thì không có cạnh tranh, nhưng nếu có nhiều chủ thể mà không cùng một mục tiêu thì cạnh tranh, sức ép cạnh tranh cũng giảm xuống. Do vậy, các chủ thể phải có cùng mục tiêu thì mới xảy ra cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thông qua duy trì và gia tăng thị phần, phát triển thị trường. Còn khách hàng thì có mục tiêu chung là tối đa hoá mức độ thoả mãn hay sự tiện lợi khi tiêu dùng sản phẩm.
    - Các chủ thể cạnh tranh đều phải tuân thủ những ràng buộc chung được quy định thành văn hoặc bất thành văn. Những ràng buộc này có thể là hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế; các thông lệ và tập quán kinh doanh trên các thị trường hoặc trên một thị trường cụ thể; đặc điểm nhu cầu và thị hiếu của khách hàng . Những ràng buộc này thường do Nhà nước quy định nhằm hướng tới sự cạnh tranh mang tính lành mạnh.
    - Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc bán giá thấp hay nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng sự đa dạng về chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, cạnh tranh bằng các công cụ xúc tiến bán hàng, bằng các dịch vụ khách hàng hoàn hảo hơn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...