Luận Văn Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần quản lý và đầu tư xâ

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng công trình giao thông 238

    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    1.1. Một số vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
    1.1.1. Bản chất của tiền lương và nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp
    1.1.1.1. Bản chất của tiền lương trong doanh nghiệp
    Lao động là một nhu cầu nhưng cũng là một điều kiện tất yếu để duy trì cuộc sống của loài người. Và tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
    Tiền lương cũng được quan niệm là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử sức lao động phù hợp với các quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường.
    Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nhưng tiền lương và thu nhập không phải là một phạm trù. Thu nhập bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản khác ngoài lương.
    Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau và doanh nghiệp cần tuyển dụng rất nhiều lao động. Chính vì vậy, người lao động sẽ tìm cho mình một nơi làm việc có mức tiền lương và chế độ ưu đãi tốt nhất. Người lao động luôn mong muốn người sử dụng lao động đánh giá đúng giá trị sức lao động của mình thông qua việc trả lương và môi trường làm việc. Nắm được điều này những nhà quản trị nhân sự sẽ phân tích đưa ra một mức lương thoả đáng để điều hoà lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp. Người lao động sẽ làm việc phát huy mọi khả năng của mình, yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và điều đó cũng làm tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tăng thu nhập quốc dân.
    Tiền lương tuân thủ theo quy luật cung cầu của thị trường sức lao động, chịu sự điều tiết của nhà nước hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương vừa là một phạm trù của phân phối, vừa là phạm trù của trao đổi tiêu dùng. Người lao động ngày càng nâng cao cả tay nghề và trình độ kỹ thuật vì thế tiền lương không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà cao hơn nữa tiền lương còn phải đáp ứng nhu cầu tinh thần của người lao động. Người lao động không chỉ quan tâm đến khối lượng tiền lương mà còn quan tâm tới khối lượng tư liệu tiêu dùng mà họ có được thông qua tiền lương. Có thể nói, tiền lương là một yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
    Có những cách phân loại tiền lương khác nhau phụ thuộc vào những căn cứ phân loại.
    + Về hình thức thể hiện tiền lương được phân loai thành tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa:
    - Tiền lương danh nghĩa: là số tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động thoả thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc, trình độ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong thời gian lao động.
    - Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa nhận được sau khi đã đóng các khoản thuế theo qui định của nhà nước. Vì vậy, giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ thể hiện thông qua công thức sau:
    Tiền lương danh nghĩa
    Tiền lương thực tế =
    Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng
    Như vậy, tiền lương thực tế trao đổi tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa, tỷ lệ thuận với giá cả. Và người lao động quan tâm là làm sao để tăng tiền lương thực tế.
    + Về phương diện hạch toán, tiền lương được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
    - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc.
    - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được hưởng theo chế độ quy định của nhà nước như: nghỉ phép lễ tết, nghỉ chủ nhật, hội họp, học tập, ngừng sản xuất.
    Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán phân bổ chi phí tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương.
    Qua phân tích trên thì bản chất của tiền lương là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Nó chịu sự điều tiết của chính phủ, quyết định của doanh nghiệp và mong muốn của người lao động.
    1.1.1.2. Vai trò, chức năng của tiền lương:
    * Vai trò của tiền lương:
    - Về kinh tế:
    Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình như: ăn ở, mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi, giải trí phần còn lại được dùng để tích luỹ. Có tiền lương người lao động sẽ tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ của thị trường gián tiếp kích thích nền kinh tế phát triển. Nếu tiền lương đảm bảo đủ trang trải và có tích luỹ sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm lao động, sản xuất thực hiện tốt những chủ trương kinh tế của doanh nghiệp, của nhà nước. Ngược lại, nếu tiền lương không đủ để đảm bảo cho những nhu cầu chi tiêu thiết yếu của gia đình cũng như tích luỹ sẽ làm cho mức sống người lao động giảm sút, kinh tế gia đình và kinh tế đất nước gặp khó khăn.
    - Về chính trị, xã hội:
    Tiền lương là một yếu tố có tác dụng hai chiều đối với sự ổn định chính trị xã hội. Tiền lương cao, một nơi làm việc ổn định thì doanh nghiệp là mái nhà thứ hai của người lao động. Người lao động sẽ không có thời gian và những ý nghĩ phạm vào những tệ nạn xã hội, những tổ chức hoạt động phi pháp. Chính điều đó, mang lại sự trật tự ổng định cho một xã hội.

    * Chức năng của tiền lương:
    Tiền lương có các chức năng chính sau:
    - Chức năng tái sản xuất sức lao động:
    Tiền lương phải đảm bảo chi phí tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Thực chất của tái sản xuất sức lao động là trả cho họ có được một khoản tiền để cho họ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt có thể duy trì và phát triển sức lao động của họ và lao động mới (nuôi dưỡng giáo dục thế hệ sau), tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng lao động. Chức năng này là chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tiền lương.
    - Chức năng là công cụ quản lý của nhà nước:
    Tối đa hoá lợi nhuận là mục đích cuối cùng của các nhà quản trị. Họ muốn đòi hỏi kết hợp một cách tối ưu giữa các yếu tố cấu thành trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng sức lao động trong quá trình làm việc của người lao động để hạ chi phí, giảm giá thành được các doanh nghiệp rất chú trọng. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nhà nước đã ban hành chính sách tiền lương phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội buộc cả người sử dụng lao động và cung cấp lao động tuân theo. Mặt khác, vì độ lớn tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, khối lương các tư liệu sinh hoạt của người lao động, phụ thuộc trực tiếp vào kết quả lao động của họ. Nâng cao hiệu quả lao động là nguồn gốc để tăng thu nhập từ đó tăng khả năng thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.
    - Bảo đảm vai trò kích thích của tiền lương
    Vì tiền lương mà người lao động có trách nhiệm cao với công việc. Tiền lương như một động lực khiến người lao động hăng hái say mê lao động,sáng tạo phát huy hết năng lực của mình trong công việc.​
     
Đang tải...