Luận Văn Thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần TASCO

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp tại Cty cổ phần TASCO
    ​CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

    1.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
    Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhầm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân.Thông thường công tác XDCB do các đợn vị xây lắp nhận thầu tiến hành, do vậy ngành sản xuất này có các đặc điểm như sau:
    Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là những CT , vật kiến trúc, có qui mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng dài, phân tán Do vậy việc tổ chức quản lý phải có thiết kế thi công.
    Thứ hai: Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước do tính chất của hàng hoá biến động theo thị trường.
    Thứ ba: Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm sản phẩm.
    Thứ tư: Tổ chức của các doanh nghiệp xây lắp nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức khoán gọn, các CT , HMCT giao cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội xí nghiệp, ). Trong giá khoán gon không những có ccả tiền công mà còn có toàn bộ về chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
    Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý nghành nói trên đã chi phối công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp. Do đó công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng của doanh nghiệp xây lắp.
    1.2 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
    1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp xây lắp:
    1.2.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất xây lắp
    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để thực hiện khối lượng xây lắp đã hoàn thành trong kỳ.
    1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
    Việc phân loại CPSX một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa quan trọng với việc hạch toán. Mặt khác nó còn là tiền đề của việc kiểm tra, phân tích chi phí, thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ chi phí để hướng tới tiết kiệm chi phí, hạ gía thành sản phẩm. Trong mỗi doanh nghiệp có cách phân loại chi phí khác nhau:
    a. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích, công dụng của chi phí
    Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành giá thành sản phẩm bao gồm:
    + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thi công xây lắp.
    + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp thi công CT.
    + Chi phí sử dụng máy thi công: là các chi phí cần thiết phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để hoàn thành khối lượng xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, chi phí nhiên liệu động lực, chi phí lương công nhân điều khiển máy.
    + Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi, tổ đội sản xuất bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; trích BHXH, BHYT, KPCĐ; khấu hao TSCĐ dùng cho đội; chi phí dịch vụ mua ngoài
    b. Phân loại CPSX theo nội dung kinh tế, tính chất kinh tế của chi phí
    * Theo tiêu thức này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào ở đâu. Căn cứ vào tiêu thức này, chi phí sản xuất xây lắp gồm:
    + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Yếu tố CPNVL bao gồm giá mua và CP mua NVL dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: CPNVL chính, NVL phụ, CP nhiên liệu, CCDC và CPNVL khác phục vụ cho quá trình sản xuất xây lắp trong kỳ.
    + Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của người lao động hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
    + Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao cho các loại TSCD sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp xây lắp.
    + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các dịch mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp như: (điện, nước, tiền điện thoại . ).
    - Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí khác ngoài các chi phí trên như chi phí giao dịch, tiếp khách
    Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xây lắp biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, giúp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, là cơ sở lập báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp và làm cơ sở để lập định mức dự toán cho kỳ sau.
    c. Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí
    Theo cách phân loại này toàn bộ được chia thành 2 loại:
    + Chi phí trực tiếp: là các CPSX quan hệ trực tiếp với từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm được sản xuất, từng công việc được thực hiện ). Các chi phí này được kế toán trực tiếp căn cứ vào các chứng từ phản ánh chúng để tập hợp trực tiếp cho tứng đối tượng liên quan.
    + Chí phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
    Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp tập hợp chi phí phù hợp, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí vào từng đối tượng phù hợp để tính toán giá thành sản phẩm xây lắp hợp lý.
    1.2.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
    1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
    Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định.
    Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Sử dụng chi phí hợp lý, hạ giá thành tới mức tối đa có thể là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tăng khả năng trúng thầu, tạo việc làm và tăng thu thập cho cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
    Về mặt bản chất, chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp đều là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở để hình thành nên giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm xây lắp đã hoàn thành và được biểu hiện bằng công thức:
    Giá thành CPSX XL CPSX XL CPSX XL
    sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang
    xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
    1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
    a. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính
    + Giá thành dự toán (Zkt): là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá quy định của nhà nước áp dụng theo từng lãnh thổ. Gía thành dự toán được xác định như sau:
    Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Thu nhập chịu thuế tính trước
    + Giá thành kế hoạch (Zkh): là giá thành được xây dựng dựa trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, các đơn giá, biện pháp thi công áp dụng trong doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch được tính theo công thức:
     
Đang tải...