Luận Văn Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương Mại Hải Long

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương pháp sản xuất phù hợp và phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh. Do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ. Đó chính là mục đích chung của tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Nắm bắt được thời thế trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hóa ngày càng cao, ngành xây dựng cơ bản luôn luôn không ngừng phấn đấu để góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua đầu tư xây dựng cơ bản còn thực hiện tràn lan, thiếu tập trung, công trình dở dang làm thất thoát kinh phí lớn và việc đó đã được dần dần khắc phục cho đến ngày nay. Trong tình hình đó việc đầu tư vốn phải được tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây dựng là một điều hết sức cấp bách hiện nay.

    Để thực hiện được điều đó, vấn đề đầu tiên là cần phải hoạch toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác vật liệu trong quá trình sản xuất vật chất. Vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đó cũng là biệp pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

    Nhận thức được vai trò của kế toán một cách rõ ràng, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu trong quá trình quản lý chi phí của doanh nghiệp, việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong việc nâng cao chất lượng quản lý và khả năng sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả.

    Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, qua thực tế thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương Mại Hải Long, em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương Mại Hải Long” để làm khóa luận tốt nghiệp




    MỤC LỤC 1

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

    BANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 5

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (NVL) - CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

    I. CƠ SỞ HẠCH TOÁN NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

    1 - Khái niệm NVL 3

    2 - Đặc điểm và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất 3

    3- Các phương pháp phân loại NVL 4

    II- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NVL VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NVL 5

    1 - Đánh giá NVL. 5

    1.1 - Đánh giá vật liệu theo giá thực tế. 5

    1.2 - Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán. 8

    2 - Nhiệm vụ của kế toán NVL. 9

    2.1 - Yêu cầu quản lý NVL. 9

    2.2 - Nhiệm vụ của kế toán NVL. 10

    III – KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU. 10

    1. Chứng từ sử dụng. 10

    2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu. 11

    3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu. 11

    3.1 - Phương pháp thẻ song song. 12

    3.2 - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 13

    3.3 - Phương pháp sổ số dư. 15

    IV – KẾ TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU. 16

    1 – Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. 17

    2 – Hạch toán tăng NVL đối với các Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 18

    3. Hạch toán NVL, công cụ , dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 20

    PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LONG 23

    I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Hải Long 23

    1.1 Khái quát chung 23

    1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23

    1.1.2 Kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Hải Long 24

    1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 25

    1.2.1 Chức năng 25

    1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 25

    1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 25

    1.3.1 Loại hình kinh doanh và các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà công ty đang kinh doanh 25

    1.3.2 Thị trường đầu vào, đầu ra của công ty 25

    1.3.3 Vốn kinh doanh của công ty 25

    1.3.4 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty 26

    1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty 27

    1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty 31

    1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 31

    1.5.2 Bộ máy kế toán của công ty 31

    II. Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Hải Long 33

    1. Đặc điểm vật liệu ở công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Hải Long 33

    2. Thực trạng kế toán hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Hải Long 35

    2.1 Kế toán tổng hợp vật liệu 35

    2.2 Khi thu mua và nhập kho vật liệu 35

    3. Kế toán chi tiết quá trình nhập - xuất - tồn kho vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương Mại Hải Long 45

    3.1 Kế toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu. 54

    3.2 - Kế toán tổng hợp quá trình xuất vật liệu. 57

    III – TỔ CHỨC GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL 59

    IV. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ VẬT TƯ TỒN KHO 64

    PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG VÀ THUƠNG MẠI HẢI LONG 66

    3.1 Một số nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty 66

    3.2. NHẬN XÉT HÌNH THỨC KẾ TOÁN MÀ CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CÒN LẠI 68

    3.2.1. Hình thức kế toán “Nhập trước xuất trước” công ty đang áp dụng 68

    3.2.2. Hình thức Nhật ký chung 69

    3.2.3. Hình thức Nhật ký-Sổ cái 69

    KẾT LUẬN 71

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


     
Đang tải...