Luận Văn Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở các DN kinh doanh & 1 số ý kiến đề xuất

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng kế toán NVL ở các DN kinh doanh & 1 số ý kiến đề xuất
    LỜI NÓI ĐẦU
    Kế toán nguyên vật liệu là một phần của công tác kế toán nhằm thông tin, phản ánh tình hình mua sắm yếu tố đầu vào, đó là nguyên vật liệu của quá trình sản xuất, cũng như quá trình xuất kho sử dụng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Công tác này cung cấp một trong những tài liệu cho doanh nghiệp để trên cơ sở đó xác định được giá thành sản phẩm, dịch vụ - là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp . Vì vậy công tác kế toán hoạch toán xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ từ đó xác định được giá bán hợp lý, mặt khác giúp cho doanh nghiệp quản lý có hiệu quả hơn loại yếu tố đầu vào này.
    Trong hoàn cảnh hiện nay, khi có những sự thay đổi trong nền kinh tế đặc biệt khi luật thuế GTGT mới được áp dụng từ ngày 01/01/1999 thay đổi cách tính thuế, thu thuế của Nhà nước, từ đó ảnh hưởng đến việc tính giá thành thực tế nguyên vật liệu nhập kho cũng như ảnh hưởng công tác hoạch toán nguyên vật liệu thì việc hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ nhập - xuất kho nguyên vật liệu sao cho phù hợp với điều kiện mới, phù hợp với chính sách mới của Nhà nước, của Bộ Tài chính cũng như phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp là việc làm cần thiết.
    Xuất phát từ đó, chuyên đề này được viết nhằm mục đích góp phần làm hiểu thêm công tác kế toán nguyên vật liệu cũng như thực trạng của công tác này tại các doanh nghiệp để từ đó thấy được những mặt tồn tại, đề xuất ý kiến với hy vọng nhằm đóng góp một phần cho việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu . Với phương pháp nghiên cứu chuyên đề là dựa trên cơ sở phân tích về lý luận, kiểm soát thực trạng để tìm ra những tồn tại và đề suất ý kiến thì:
    Bản chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận gồm có hai phần chính:
    Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu .
    Phần II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp kinh doanh và một số ý kiến đề xuất.



    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU.
    I. NHỮNG SỰ CẦN THIẾT CỦA VIÊC HOÀN THIỆN.
    Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội cần phải tiến hành sản suất nhữnh vật dùng thức ăn như thế nào.
    Như ta đã biết kế toán là một trong nhưng công cụ hữu ích trong việc quản lý kinh tế. Bởi vậy khi kinh tế phát triển với một số nền sản xuất có quy mô ngày càng lớn, với trình độ xã hội hoá và sức phát triển ngày càng cao, với yêu cầu của quy luật kinh tế mới phát sinh thì hoạt động của công tác kế toán cũng cần có sự phát triển phù hợp để được thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra của mình.
    Như vậy việc hoàn thành công tác kế toán cho phù hợp với tình sản suất nói chung và nền kinh tế nói riêng làtất yếu.
    Đặc biệt trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, khi chuyển đổi nền kinh tế từ tâp trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế – tài chính tình việc hoàn thiện công tác kế toán sao cho thích ứng với cơ chế mới luôn luôn được đặt ra và cần thiết.
    Kế toán nhgiệp vụ xuất – nhập là một mảng quan trọng trong hệ thống kế toán nói chung, vì vậy vai trò tất yếu khách quan của việc hoàn thiện kế toán thì hoàn thành kế toán nguyên vật liệu cũng mang tính chất tất yếu cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay làm cơ sở kinh tế là khi luật thuế giá trị gia tăng mới được áp dụng từ ngày 01-01-1999 thì hoàn thiện công tác này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ giá trị nhập –xuất nguyên vật liệu từ đó làm cơ sở cho việc tính đúng giá thành sản phẩm – một trong những chỉ tiêu quan trọng của mỗi giá trị sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường.

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHGUYÊN LIỆU - VẬT LIỆU
    1. Đặc điểm vật liệu và nhiệm vụ hoạch toán vật liệu
    * Khái niệm
    Một trong những điêù kiện thiết yếu để tiến hành hoạt động sản suất là tượng lao động. Vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng hoá trong các doanh nghiệp .
    * Đặc điểm
    Khác với tư liệu lao động vật liệu chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh.khi sử dụng, vật liệu thay đổi hình thái ban đầu hoặc tiêu hao hoàn toàn trong quá trình sản xuất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Vật liệu thuộc loại tài sản lưu đông, giá trị vật liệu tồn kho là vốn lưu động dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp .
    *Nhiệm vụ hoạch toán
    - Phải theo dõi phản ánh được tình hình nhập – xuất và tồn kho của từng loại vật liệu.
    - Tính giá nguyên vật liệu theo chế độ quy định và phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp .
    - Tham gia vào công tác kiểm tra nguyên vật liệu , phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê.
    - Thường xuyên phân tích tình hình cung cấp, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu , đối chiếu với mức dự trữ để kịp thơì xuất hiện nguyên vật liệu thừa thiếu so với định xuất từ đó đề suất với doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời kế hoạch cung cấp đảm bảo quá trình sản suất diễn ra đều đặn và liên tục.


    2. Phân loại nguyên liệu.
    Theo công dụng vật liệu đối với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể phân thành các loại sau:
    - Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
    - Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng, màu sắc bên ngoài của sản phẩm, làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm, kính thích thị hiếu người tiêu dùng hoặc làm cho quá trình sản xuất được thuận lợi.
    - Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ ở đây được xét trong từng quy trình công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể.
    - Nhiên liệu: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng, dầu
    - Phụ tùng thay thế: Là những phụ tùng, chi tiết máy doanh nghiệp mua về để thay thế khi sửa chữa tài sản cố định.
    -Vật liệu xây dựng và thiết bị cần lắp: Là những vật liệu doanh nghiệp mua về nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản và các thiết bị, máy móc mua về để chuẩn bị lắp đặt đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
    * Theo nguồn nhập nguyên liệu có thể phân thành:
    - Nguyên vật liệu mua vào.
    - Nguyên vật liệu tự sản xuất gia công.
    - Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh.
    - Nguyên vật liệu được biếu tặng, được viện trợ không hoàn lại.
    - Nguyên vật liệu được phất hiện thừa trong kiểm kê.

    3. Xác định giá nguyên vật liệu nhập – xuất kho.
     
Đang tải...